Nh́n lại những vấn đề nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vừa qua - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nh́n lại những vấn đề nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vừa qua
Theo nhà phân tích Mathieu Droin của CSIS, sự hiện diện hay can dự của NATO tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương là vấn đề gây chia rẽ giữa các nước trong khu vực c̣n hơn cả giữa các nước thành viên.Lănh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhóm họp thượng đỉnh trong 2 ngày 11-12/7 tại thủ đô Vilnius, Litva.

Xung đột Ukraine và kết nạp Thụy Điển là các chủ đề chính trong chương tŕnh nghị sự nhằm củng cố năng lực pḥng thủ của châu Âu nhưng NATO cũng chú ư nhiều hơn đến Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

NATO đă đạt được một số quyết định quan trọng tại hội nghị song vẫn c̣n hàng loạt bài toán khó chưa có lời giải bởi những yếu tố khó lường tiềm ẩn.

Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă thay đổi ư định, đồng ư ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO và cho biết sẽ chuyển đề nghị phê chuẩn để quốc hội thông qua. Quyết định của nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đă mở đường để NATO có thể kết nạp thành viên thứ 32 trong vài tháng tới.

Nếu như quá tŕnh gia nhập của Thụy Điển thuận lợi th́ ư tưởng kết nạp Ukraine gặp nhiều trắc trở.

Trên nguyên tắc, toàn bộ các nước NATO không phản đối Kiev trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự lớn nhất thế giới, nhưng các thủ tục và thời gian biểu cho điều này vẫn c̣n rất mơ hồ.

Mặc dù đều cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine bảo vệ toàn vẹn lănh thổ, chưa có thành viên nào ủng hộ Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức và vô điều kiện. Trong số các nước có ảnh hưởng lớn, Mỹ và Đức giữ thái độ chưa sẵn sàng v́ lo ngại phản ứng mạnh của Nga, kể cả trong trường hợp diễn biến trên chiến trường có lợi cho Ukraine.

NATO tiếp tục ưu tiên theo đuổi mục tiêu răn đe, v́ thế cố gắng tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Moskva. Một số nước khác như Pháp, Ba Lan muốn đưa ra những cam kết cụ thể hơn, nhưng cũng chưa đến mức sẵn sàng chấp nhận một quốc gia đang có chiến tranh gia nhập khối.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă phản ứng mạnh trước sự do dự của NATO, cho rằng liên minh “không có thiện chí mời Ukraine gia nhập, cũng không muốn nước này trở thành thành viên."

Kiev chờ đợi các nhà lănh đạo NATO đưa ra một cam kết cụ thể và chắc chắn hơn nhiều tuyên bố chào mừng mà Gruzia đă nhận được cách đây 15 năm tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest (Romania).

Ukraine cũng muốn bảo đảm rằng sự hậu thuẫn của NATO cho nước này là không có giới hạn cả về thời gian và quy mô. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky hiểu rằng việc đưa ra một thời gian biểu cụ thể trong bối cảnh hiện nay là bất khả thi khi mà triển vọng kết thúc cuộc xung đột với Nga vẫn c̣n chưa chắc chắn.

Trong lịch sử, NATO chưa có tiền lệ kết nạp một quốc gia đang có chiến tranh, bản thân Ukraine được chấp nhận là một ứng cử viên đă là một sự chiếu cố rất lớn của NATO.

Sự đồng thuận tối thiểu về Ukraine phản ánh bất đồng trong nội bộ liên minh. Theo đánh giá của báo chí châu Âu, Mỹ, Đức và một số nước thực dụng chưa có ư định đi quá nhanh, mà tập trung cho mục tiêu hỗ trợ Ukraine đạt kết quả trước mắt.Trong khi đó, Anh, Pháp và các nước Đông Âu ủng hộ đưa ra một lộ tŕnh rơ ràng, cho rằng Ukraine nên được gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Quyết định nửa vời có thể gây ra những hệ lụy cho tương lai, khiến cho cuộc xung đột có thể kéo dài, thậm chí nhiều thập niên.

Nga chắc chắn không muốn chứng kiến có thêm một nước láng giềng đứng trong hàng ngũ một liên minh đối địch sau khi biên giới NATO mở rộng sang cả Thụy Điển và Phần Lan. Nh́n chung, vấn đề kết nạp Ukraine vẫn là "bài toán khó" của NATO.

Nhưng Tổng thống Zelensky không trở về tay không. Ngoài các hứa hẹn viện trợ thêm vũ khí từ Pháp, Đức (Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ gửi tên lửa tầm xa Scalp, phiên bản Pháp của Storm Shadow c̣n Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ cung cấp lượng vũ khí trị giá 700 triệu euro), lănh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), đều có mặt tại Vilnius, đă công bố một kế hoạch an ninh dài hạn, cam kết cung cấp lâu dài cho Ukraine các loại vũ khí hiện đại, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin t́nh báo, pḥng thủ mạng để nước này có thể pḥng thủ và răn đe chống lại nguy cơ bị tấn công trong tương lai.Nhiều nước thành viên NATO có thể sẽ thảo luận với Kiev những thỏa thuận an ninh tương tự theo h́nh thức song phương hoặc đa phương. Tuy nhiên, những động thái này có khả năng kéo theo những yếu tố khó lường khiến t́nh h́nh an ninh châu Âu thêm phức tạp.

Phía Nga cũng cảnh báo việc NATO tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine khiến mối đe dọa về nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba đến gần hơn.

Nhân dịp này, NATO đă nhất trí tiến hành hàng loạt bước đi để củng cố sức mạnh răn đe của khối, thực hiện các quyết định đă được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Madrid (Tây Ban Nha) năm 2022.

Ngoài việc triển khai 8 nhóm tác chiến cấp lữ đoàn tại sườn phía Đông, tăng gấp đôi so với thời điểm trước xung đột Ukraine, NATO sẽ mở rộng hiện diện quân sự bằng cách tăng cường tập trận, nâng cao năng lực triển khai lực lượng tiếp viện cho khu vực.

Các nước NATO tái khẳng định cam kết tăng ngân sách quốc pḥng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong nhiều trường hợp cao hơn.

Bên cạnh việc mở rộng, một trong những vấn đề đáng chú ư tại sự kiện năm nay là chủ đề về Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương lần đầu tiên được đưa vào thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh. Các nhà lănh đạo NATO nhấn mạnh “các diễn biến tại khu vực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh châu Âu-Đại Tây Dương," hoan nghênh đóng góp của các đối tác then chốt - gồm Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, New Zealand (AP4) - đối với NATO.

Bên lề hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng Thư kư NATO Jens Stoltenberg đă kư thỏa thuận về Chương tŕnh đối tác riêng biệt tăng cường hợp tác song phương trong 4 năm tới trên nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó có an ninh mạng và chống tin giả.

Trước thềm hội nghị, giới quan sát tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương theo dơi sát ư tưởng NATO mở văn pḥng liên lạc ở Tokyo để phối hợp hợp tác với bốn đối tác nêu trên. Nội dung này cuối cùng đă không xuất hiện trong bản tuyên bố chung, theo tiết lộ của báo Nikkei, do không đạt được đồng thuận của tất cả các nước thành viên. Như vậy, khả năng NATO lập văn pḥng đại diện ở Nhật Bản sẽ c̣n phải chờ đợi thêm.Liên tiếp hai kỳ thượng đỉnh, NATO mời nhóm 4 đối tác Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tham dự, củng cố quan hệ song phương. Hàng loạt thỏa thuận hợp tác với từng nước đă được kư kết trong thời gian gần đây.

Với những diễn biến này, việc có hay không một văn pḥng liên lạc ngoài khu vực châu Âu-Đại Tây Dương không phải là yếu tố quyết định tới sự can dự của NATO vào khu vực dù Tổng Thư kư Stoltenberg cho biết chủ đề vẫn tiếp tục đặt trên bàn thảo luận.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Mathieu Droin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), “sự hiện diện hay can dự của NATO tại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương là vấn đề gây chia rẽ giữa các nước trong khu vực c̣n hơn cả giữa các nước thành viên, chắc chắn không chỉ có Trung Quốc phản đối."

Ngoài các chương tŕnh hợp tác trong khuôn khổ quan hệ đối tác hiện có, c̣n quá sớm để h́nh dung NATO sẽ hiện diện trong khu vực như thế nào./.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 07-13-2023
Reputation: 43793


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 119,630
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	83350f32a07f4921106e.jpg
Views:	0
Size:	17.3 KB
ID:	2243311  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,183 Times in 5,165 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 139 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09562 seconds with 12 queries