Yahoo từng thống trị Internet, nhưng việc ngủ quên trên chiến thắng và không có chiến lược phù hợp đă khiến họ phải bán ḿnh.
Tháng 7/2016, Yahoo đồng ư bán mảng kinh doanh cốt lơi cho Verizon. Forbes khi đó b́nh luận đây là "thương vụ 5 tỷ USD buồn nhất lịch sử ngành công nghệ". Ngày nay, không nhiều người c̣n nhớ thời huy hoàng của Yahoo. Nhưng trước khi Google hay Facebook xuất hiện, Yahoo từng nắm giữ ngôi vương trên Internet.
Yahoo thành lập năm 1994 bởi hai sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford - Jerry Yang và David Filo. Ban đầu, website có tên "Hướng dẫn của Jerry và David về World Wide Web", với một danh sách website được sắp xếp theo nhóm. Vài tháng sau đó, Yang và Filo đổi tên thành Yahoo. Ngày 2/3/1995, Yahoo chính thức trở thành một công ty.
Xuất phát điểm chỉ là một danh bạ web, Yahoo sau đó trở thành website đầu tiên bổ sung các tính năng như tin tức, thể thao, tài chính. Đến đầu năm 1998, họ đă có cả dịch vụ email, mua sắm, rao vặt, game, du lịch, thời tiết, bản đồ, t́m kiếm.
"Chúng tôi không muốn bị gọi là một cổng (portal). V́ cổng là cánh cửa dẫn đến nơi khác. Chúng tôi muốn mọi người ở lại đây", Shannon Brayton - Giám đốc cấp cao mảng truyền thông của Yahoo giai đoạn 1998-2001 cho biết trên Fast Company.
Hai đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang và David Filo. Ảnh: AP
Wall Street Journal đánh giá vào thập niên 90, Yahoo khá giống Google ngày nay. V́ đây là website đầu tiên người dùng mở ra khi vào Internet. Để mở rộng trong giai đoạn đầu, Yahoo liên tục mua lại hàng chục công ty.
Một trong những thương vụ thành công nhất của họ là Four 11. Yahoo mua dịch vụ webmail này với giá 92 triệu USD vào tháng 3/1997. Cuối cùng, nó trở thành nền tảng cho dịch vụ thư điện tử Yahoo Mail.
Tháng 1/1999, Yahoo mua GeoCities - giúp rất nhiều người dùng Internet lập website. GeoCities là website có lượng truy cập lớn thứ 3 thế giới hồi đó, sau AOL và Yahoo. Nhưng sau này, nó rất nhanh chóng bị các mạng xă hội ra đời sau vượt mặt, như MySpace và Facebook.
Yahoo cũng mua Broadcast.com tháng 4/1999 với giá 5,7 tỷ USD, biến doanh nhân Mark Cuban thành tỷ phú. Dịch vụ này khá tiên tiến thời bấy giờ, khi cho phép phát sóng các chương tŕnh radio và TV trên Internet. Yahoo sau đó chia Broadcast.com thành nhiều mảng nhỏ, nhưng không cái nào c̣n tồn tại đến ngày nay.
Về khía cạnh kinh doanh, Yahoo cũng là công ty đi tiên phong trong mô h́nh quảng cáo PPC (pay-per-click – trả phí cho mỗi lần nhấp chuột), Jeremy Ring – một lănh đạo bán hàng tại Yahoo giai đoạn 1996-2001 cho biết trong hồi kư We Were Yahoo. Mô h́nh này sau đó nhanh chóng trở nên phổ biến trên Internet.
Và dù Yahoo không phải là nơi tạo ra văn hóa của Thung lũng Silicon, họ cũng áp dụng điều này rất triệt để. Tom Parker – nhân viên Yahoo giai đoạn 1998 – 2004 cho biết trên Fast Company: "Công ty thoải mái như trường đại học vậy. David Filo c̣n không đi giày. Chúng tôi có thể mặc quần short và đi dép xỏ ngón đến chỗ làm, y như một công ty khởi nghiệp".
Năm 1996, Yahoo làm IPO, huy động được 33,8 triệu USD. Giá cổ phiếu của họ khi đó chỉ là 13 USD. Đến tháng 1/2000, giá này lập đỉnh tại 118 USD, kéo vốn hóa công ty lên kỷ lục 125 tỷ USD.
Giao diện Yahoo Broadcast năm 2000. Ảnh: Fast Company
Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp này không kéo dài lâu. Khi bong bóng dotcom xảy ra năm 2000, Yahoo mất rất nhiều khách hàng quảng cáo. Vốn hóa của họ gần như bốc hơi hết. Giá cổ phiếu chỉ c̣n hơn 4 USD tháng 9/2001.
Khi Google bắt đầu phổ biến, vị thế thống trị mảng công cụ t́m kiếm của Yahoo cũng dần lung lay. Năm 2002, Google thay thế Yahoo làm công cụ t́m kiếm mặc định của AOL. Cùng năm đó, Terry Semel - CEO Yahoo khi ấy – đề nghị mua Google với giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên, hai đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page đă không đồng ư.
Đây thậm chí chưa phải là cơ hội béo bở nhất họ bỏ lỡ. Tháng 7/2006, Yahoo nỗ lực mua Facebook khi mạng xă hội này mới có 7 triệu người dùng. Họ ra giá 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Peter Thiel – một trong ba thành viên HĐQT Facebook khi đó - cho biết Mark Zuckerberg chưa bao giờ nghĩ đến việc bán. Yahoo cũng bỏ lỡ cơ hội mua eBay và YouTube.
Dù vậy, bức tranh M&A của họ vẫn c̣n vài điểm sáng. Yahoo mua một công ty nhỏ có tên Ludicorp năm 2005 với giá 25 triệu USD. Công ty này có một website chia sẻ ảnh tên Flickr. Flickr nhanh chóng trở thành một trong những trang chia sẻ ảnh lớn nhất Internet.
Vài năm sau đó, dù đang chật vật t́m cách tăng trưởng, Yahoo lại liên tục thay CEO. Năm 2007, Semel từ chức, Yang quay lại công ty. Năm 2008, Yang bác đề nghị mua lại của Microsoft với giá 44,6 tỷ USD. Ông cho rằng Yahoo đă bị định giá thấp.
Năm 2009, Carol Bartz lên thay thế Yang. Bà cũng phải từ chức 2 năm sau đó khi doanh thu công ty liên tục giảm. Mảng quảng cáo hiển thị bắt đầu trượt dốc.
Cựu chủ tịch PayPal - Scott Thompson gia nhập Yahoo vào tháng 1/2012. Thompson muốn biến Yahoo thành một công ty truyền thông. Nhưng chỉ 4 tháng sau, ông bị đuổi việc sau một scandal về gian lận bằng cấp. Dù vậy, ông cũng đă kịp sa thải 14% nhân sự Yahoo.
Năm 2012, Yahoo chọn cựu lănh đạo Google - Marissa Mayer làm CEO. Bà ngay lập tức muốn thay đổi văn hóa công ty, tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng, đổi logo, thuê các nhân tài truyền thông. Mayer cũng chỉ đạo thương vụ mua lại Tumblr với giá 1,1 tỷ USD năm 2013.
Năm 2013, công ty có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan khi doanh thu đạt 1,13 tỷ USD, lợi nhuận tăng 150% (137 triệu USD). Sau một năm dưới thời Mayer, cổ phiếu của Yahoo tăng từ 14,6 USD lên 26,9 USD.
Tuy nhiên, Yahoo dưới thời Mayer vẫn không thể quay về thời hoàng kim. Họ để mất danh hiệu website có lượng truy cập cao nhất thế giới về tay Google năm 2011. Năm 2015, thị phần mảng t́m kiếm tại Mỹ của Google là 72,4%. Trong khi đó, Yahoo chỉ có 4,8%.
Tháng 7/2016, đại gia viễn thông Mỹ Verizon thông báo mua Yahoo với giá 4,8 tỷ USD, chấm dứt lịch sử 21 năm của Yahoo trong vai tṛ một công ty độc lập. Khi đó, Yahoo vẫn có hơn một tỷ người dùng mỗi tháng, cả trên điện thoại và PC. Hai năm sau đó, dịch vụ Yahoo Messenger đóng cửa. Năm 2021, Verizon tiếp tục bán Yahoo cho Apollo Global Management sau 5 năm sở hữu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Yahoo thất bại. Ring cho rằng sai lầm lớn nhất của hăng là không để các kết quả quảng cáo trả tiền xuất hiện cùng kết quả b́nh thường. Trong những năm đầu, Yahoo coi kết quả t́m kiếm là nội dung không được can thiệp quảng cáo. Đến khi họ nhận ra sai lầm này, và mua hăng quảng cáo Overture với giá 1,6 tỷ USD năm 2003, Google đă vượt lên trước.
Sau đó, thay v́ chỉnh sửa công nghệ của Overture để cạnh tranh với hệ thống tinh vi của Google, Yahoo lại quyết định gây dựng nền tảng quảng cáo riêng từ đầu, Garry Flake – nhà khoa học làm việc cho Yahoo giai đoạn 2003-2005 cho biết. Dự án này có tên Project Panama, mất 3 năm để hoàn thiện. Khi đó, cuộc chiến quảng cáo đă ngă ngũ. Google là cái tên chiến thắng.
Một nguyên nhân khác, là sự khủng hoảng về độ nhận diện. Yahoo chưa thực sự xác định được họ muốn trở thành một công ty như thế nào? Một hăng công nghệ? Một nền tảng quảng cáo? Một mạng xă hội?
CEO thứ hai của hăng - Terry Semel - muốn biến Yahoo thành gă khổng lồ truyền thông. Trong khi đó, CEO cuối cùng - Marissa Mayer - muốn họ trở thành một công ty công nghệ di động. Cả hai đều đă thất bại.
Năm 2006, khi các lănh đạo Yahoo tụ họp tại một khách sạn ở San Jose (California, Mỹ), để nghỉ ngơi, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy công ty sắp khủng hoảng. Khi đó, đại gia Internet vừa kết thúc năm 2005 với 1,9 tỷ USD lợi nhuận trên 5,3 tỷ USD doanh thu.
Sau đó, họ bắt đầu chơi tṛ chơi, yêu cầu mọi người nói ngay từ đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nhắc đến tên một công ty. Thế là eBay đi kèm với đấu giá, Google là t́m kiếm, Intel - bộ vi xử lư, Microsoft - Windows. Nhưng khi đến Yahoo, "có người nói Mail, có người nói Tin tức, người khác lại bảo T́m kiếm", Brad Garlinghouse - Phó chủ tịch cấp cao của Yahoo kể lại trên Reuters.
Sự việc này được coi là điềm báo cho ngày tàn của cựu vương Internet. Parker cho rằng việc Yahoo muốn trở thành tất cả đă khiến họ đi đến kết cục này.
"Chúng tôi có rất ít sản phẩm cốt lơi là tốt nhất thị trường, như thư điện tử chẳng hạn. Nhưng phần lớn sản phẩm c̣n lại chỉ tốt thứ nh́ thôi", anh nói.