Không chỉ nổi tiếng trong làng dịch thuật mà bố ruột của ca sĩ Hồng Nhung từng là 'cầu nối' giúp sự nghiệp của con gái được phát triển như hiện tại.
Hồng Nhung đăng ảnh bên bố ruột khi cô 1 tuổi và nhớ về tuổi thơ của mình: "Tuổi thơ tôi cùng lũ bạn lớn lên từng ngày có thiếu thốn, có nghèo, mà không khổ, vì được ôm ấp và nuôi nấng tâm hồn dưới những tán cây xum xuê của hai hàng sấu cổ thụ vỉa hè đường Điện Biên Phủ...".
Bố của Hồng Nhung là dịch giả Lê Văn Viện và mẹ cô là Đới Thu Hồng. Ông nội của Nhung là họa sĩ Lê Văn Ngoạn, ông ngoại là nhà ngôn ngữ học Đới Xuân Ninh, cựu hiệu trưởng của Trường Bưởi, nơi bố cô từng theo học.
Bố mẹ Hồng Nhung chia tay khi cô chưa đầy 2 tuổi. Nữ Diva từng chia sẻ: "Chuyện bố mẹ ly dị vẫn để lại cho tôi một vết thương cho tới tận bây giờ". Vì là con một nên khi chia tay, ông đã kiên quyết nhận nuôi Hồng Nhung. Từ đó, cô sống với bố và ông bà nội nhưng những ngày cuối tuần thì đến thăm mẹ. Sau đó, bố Hồng Nhung tái hôn với một người phụ nữ tên Mai, hơn cô 10 tuổi.
Nhờ có người cha tài hoa và nghiêm khắc như dịch giả Lê Văn Viện, nên ca sĩ Hồng Nhung được trang bị một nền tảng văn hóa khá căn bản trước khi bước vào showbiz.
Hồng Nhung do bố một tay nuôi dạy: "Tôi lớn lên không trong sự bảo bọc của cha và mẹ mà hầu hết thời gian là bố nuôi nấng, dạy dỗ... Bố tôi là một dịch giả. Ông đã dịch rất nhiều sách từ tiếng Anh ra tiếng Việt vì thế bài Papa được sáng tác bằng cả hai thứ tiếng".
Khi đã ở tuổi 80 tuổi, bố của nữ Diva - dịch giả Lê Văn Viện đã chuyển ngữ tuyển tập truyện ngắn "Những trái quýt", sau đó là ra mắt bộ tiểu thuyết "Những kẻ phiêu lưu" có độ dày 1000 trang.
Khi về già, bố của Hồng Nhung nhiều lần phải nhập viện vì tim và phổi bệnh nền.
Ít người biết rằng, vì tình bằng hữu với dịch giả Lê Văn Viện, nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không những đỡ đầu cho ca sĩ Hồng Nhung khi mới lập nghiệp ở Sài Gòn, mà còn viết tặng ca sĩ Hồng Nhung cả thảy 3 bài hát. Trong đó bao gồm "Bống bồng ơi" vào năm 1993, "Bống không là Bống" vào năm 1995 và "Thuở Bống là người" vào năm 1998.