Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đă điểm mặt 3 kiểu lừa đảo trên mạng xă hội, gây thiệt hại lên đến 2,7 tỉ USD từ năm 2021.
Mạng xă hội (Facebook, X, Instagram…) là nơi để người dùng kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin. Thống kê cho thấy, Facebook đang là nền tảng có lượng người dùng truy cập nhiều nhất hiện nay (khoảng 3 tỉ người), do đó, không có ǵ khó hiểu khi những nền tảng mạng xă hội luôn là mục tiêu của tội phạm mạng.Không giống như ngày xưa, tội phạm mạng hiện đă biết cách kết hợp nhiều chiêu tṛ, kỹ thuật lừa đảo và thậm chí là cả các công cụ AI để khiến nạn nhân sập bẫy, sau đó đánh cắp thông tin cá nhân và tài sản.
Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đă điểm mặt 3 kiểu lừa đảo phổ biến trên mạng xă hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng với số tiền lên đến 2,7 tỉ USD tính từ năm 2021.
Theo báo cáo, những kiểu lừa đảo này nhắm vào thế hệ trẻ thông qua các trang web giả mạo, cuộc gọi điện thoại, email, tin nhắn hoặc các quảng cáo bật lên (pop-up). Trong đó 3 kiểu lừa đảo phổ biến nhất phải kể đến là gian lận giao dịch mua sắm trực tuyến (44%), lừa đảo đầu tư giả mạo (20%) và lừa đảo t́nh cảm (96%).
Lừa đảo mua sắm
Trong thời đại bùng nổ của Internet, việc mua sắm trực tuyến thông qua ứng dụng và các trang thương mại điện tử đă trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Đầu tiên kẻ gian sẽ t́m kiếm nạn nhân bằng cách đăng tải các liên kết bán hàng trên Instagram, Facebook hoặc tạo ra các trang quảng cáo giả mạo về sản phẩm, dịch vụ. Và khi người dùng đặt mua một sản phẩm, họ có thể sẽ nhận được những thứ không đúng với quảng cáo hoặc cá biệt có một số trường hợp nhận về chai nước, cục gạch…
Theo ghi nhận của PLO, hàng giả, hàng nhái… đặc biệt là các thiết bị điện tử được bán tràn lan trên sàn TMĐT Shopee. Ví dụ khi t́m kiếm từ khóa OPPO Find N2 Flip, người dùng sẽ thấy xuất hiện hàng loạt gian hàng bán sản phẩm với mức giá dao động chỉ từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng, trong khi giá thực tế của sản phẩm này khoảng 19 triệu đồng.
Để hạn chế bị lừa đảo, FTC khuyến cáo người tiêu dùng nên t́m hiểu kĩ tên công ty cùng kèm theo các từ khóa như ‘lừa đảo’, ‘khiếu nại’… trước khi đặt hàng.
Lừa đảo đầu tư
Trong khi các vụ lừa đảo mua sắm chiếm tỉ lệ cao hơn về mặt phổ biến th́ các vụ lừa đảo đầu tư lại gây thiệt hại tài sản nhiều hơn, chiếm tới 53% trong số 658 triệu USD bị mất trong khoảng thời gian từ năm 2021.
Những tṛ lừa đảo này liên quan đến các h́nh thức đầu tư không có thật, lôi kéo nạn nhân bằng những lời hứa hẹn về cuộc sống sung túc… Sau đó gửi các trang web giả mạo và yêu cầu nạn nhân điền thông tin đăng nhập, tài khoản ngân hàng hoặc bán các khóa học giả về đầu tư với giá cao.
Lừa đảo t́nh cảm
Có lẽ đây là kiểu lừa đảo tồn tại lâu đời nhất và gây thiệt hại tài chính ở vị trí thứ hai.
Đầu tiên, kẻ gian có thể tạo các tài khoản mạng xă hội giả mạo (thường là giả gái hoặc người nước ngoài), gửi tin nhắn kết bạn. Nếu người dùng tỏ ra quan tâm, những kẻ lừa đảo sẽ nhanh chóng sử dụng các chiến thuật như khen ngợi nạn nhân, liên tục tṛ chuyện và tỏ vẻ quan tâm, sau đó đề cập đến việc cần tiền để chữa bệnh hoặc gửi quà.
Trước đó vào cuối năm 2022, một phụ nữ 65 tuổi ở Nhật Bản đă bị lừa đảo 30.000 USD (gần 720 triệu đồng theo tỉ giá ở thời điểm đó) bởi một người tự xưng là phi hành gia, xin tiền mua vé để trở về trái đất.
Mặc dù không có bất kỳ cách nào chắc chắn để bảo vệ khỏi những tṛ lừa đảo, tuy nhiên FTC khuyến cáo người dùng nên thiết lập các thông tin ở trạng thái riêng tư, không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, đặc biệt là không trả lời các tin nhắn đáng ngờ từ người lạ.
Nh́n chung, những h́nh thức lừa đảo này vốn không phải là mới bởi nó đă xuất hiện từ khá lâu, chỉ thay đổi h́nh thức để người dùng mất cảnh giác. Đơn cử như tại Việt Nam, có không ít người đă sập bẫy của ‘người t́nh ngoại quốc’, bị lừa đảo hàng chục tỉ đồng… hay chiêu lừa đảo yêu cầu chuyển tiền để nhận quà từ nước ngoài.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại b́nh luận khi gặp rắc rối trong quá tŕnh sử dụng.
|