Bệnh viện Nhật gặp khó trong cuộc chiến chống Covid-19. Nhiều bệnh viện Nhật không muốn tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, trong khi các cơ sở điều trị đang quá tải và thiếu vật tư nghiêm trọng.
7 trên 8 giường tại khoa hồi sức tích cực ở bệnh viện quốc tế St. Luke tại Tokyo luôn chật kín bệnh nhân nhiễm nCoV trong t́nh trạng nguy kịch.
"Nếu sử dụng hết 8 giường, chúng tôi không thể tiếp nhận bệnh nhân bất ngờ trở nặng cần cấp cứu, v́ vậy luôn phải để một giường trống", Fumie Sakamoto, người quản lư khoa lây trong bệnh viện có 500 buồng, nói.
Giường dự pḥng ở ICU luôn phải sẵn sàng để đón bệnh nhân Covid-19 đến cấp cứu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. "Khoa ICU giờ thực sự chỉ dành cho bệnh nhân Covid-19", cô cho biết.
Fumie Sakamoto trả lời phỏng vấn trong bệnh viện St. Luke ở Tokyo hôm 21/4. Ảnh: Reuters.
Khi số ca nhiễm nCoV ở Nhật lên tới 12.000, những bệnh viện như St. Luke đang dành số giường ICU hạn chế của ḿnh cho các bệnh nhân nghiêm trọng và cải tiến các trang bị bảo hộ tạm thời để bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu.
Khi một số bệnh viện không muốn tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, những ca nguy kịch nhất được chuyển tới các bệnh viện sẵn ḷng đón bệnh nhân như St. Luke, nhưng cơ sở này giờ đây cũng đang quá tải.
St. Luke được chỉ định là cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm và hưởng trợ cấp chính phủ để tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm.
Covid-19 đặt ra những thách thức đặc thù ở Nhật, nơi chính phủ không được quyền thực thi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như ở những quốc gia khác, cũng như không thể phạt các doanh nghiệp hay cá nhân không tuân thủ hướng dẫn cách biệt cộng đồng. Dù đă tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp hồi giữa tháng, chính phủ Nhật không thể buộc các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm nCoV.
Nhật Bản cũng đang trong cuộc chiến thu gom vật tư bảo hộ y tế giống nhiều quốc gia khác. Một số bác sĩ và chuyên gia cho rằng chính quyền trung ương và một số địa phương đă thất bại khi không thể hỗ trợ tài chính và cung cấp thiết bị bảo hộ đầy đủ cho bệnh viện cũng như nhân viên y tế.
"Chúng tôi không có đủ công cụ pháp lư để buộc bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm nCoV, mà dù có, tôi nghĩ là cũng không thể đưa ra yêu cầu này với những bệnh viện không có khoa lây", Yoshiyuki Sugishita, quan chức cấp cao trong ủy ban chống Covid-19 của chính quyền Tokyo, giải thích.
Ông cho hay Tokyo đă thiết lập một cơ sở dữ liệu trực tuyến mới để bệnh viện và các cơ sở y tế công có thể cập nhật số ca nCoV mà họ t́nh nguyện tiếp nhận. Nhật Bản đă ghi nhận hơn 370 ca tử vong v́ nCoV, bao gồm 100 ca ở Tokyo.
Tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 mang lại rủi ro cả về tài chính và y tế cho những bệnh viện không được trang bị để điều trị bệnh truyền nhiễm. Gần 1.500 bệnh nhân và y bác sĩ đă nhiễm nCoV lúc làm việc hay lưu trú tại những cơ sở này.
Những loại dịch như Covid-19 khiến bệnh viện phải ngừng nhiều dịch vụ y tế, bao gồm phẫu thuật thông thường và chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.
"Thời điểm này, bệnh viện tư và một số bệnh viện công có quyền và đă từ chối tiếp nhận bệnh nhân nCoV nguy kịch", một bác sĩ ICU giấu tên đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện lớn ở phía tây Nhật Bản cho biết.
Theo ông, nhiều bệnh viện kiếm tiền dựa vào bệnh nhân làm phẫu thuật thông thường và bệnh nhân nhập viện ngắn ngày nên không thể ngừng các dịch vụ này.
Hiệp hội Hồi sức Tích cực Nhật Bản, đơn vị có hơn 10.000 thành viên làm việc trong các khoa ICU toàn quốc, ước tính số bệnh nhân Covid-19 nặng đă tăng gấp đôi hai tuần qua.
Nhật Bản có ít giường ICU trên 100.000 dân hơn so với nhiều quốc gia khác như Đức hay Italy. Một số bệnh viện có thể chuyển đổi giường bệnh thường sang giường ICU, nhưng thiếu nhân lực vận hành.
Bác sĩ trên cho biết ca tệ nhất ḿnh từng điều trị là một bệnh nhân Covid-19 ngoài 80 tuổi đă được xe cấp cứu chở từ nhà vượt hơn 350 km đến bệnh viện ở Tokyo sau khi bị nhiều bệnh viện ở quê từ chối. Cụ ông cuối cùng qua đời ở Tokyo mà không có thân nhân bên cạnh.
"Ngay cả khi chúng tôi quyết định tiếp nhận bệnh nhân, khi báo cáo lên cấp trên, người đứng đầu bệnh viện có thể không đồng ư", ông nói, cho biết đa số bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đều đang chịu tổn thất tài chính.
Hồi tháng 3, Tokyo ghi nhận 931 ca cấp cứu bị 5 bệnh viện từ chối hoặc phải đợi hơn 20 phút mới có pḥng, tăng một phần ba so với năm ngoái.
Bộ Y tế Nhật Bản đă phân bổ 149 tỷ yên (1,38 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung để hỗ trợ các cơ sở y tế, bao gồm chi phí điều động bác sĩ và y tá đến các bệnh viện.
Shiho Shimada, một quan chức trong lực lượng pḥng chống Covid-19 của Bộ Y tế Nhật, cho biết ngân sách bổ sung được sử dụng để đảm bảo giường nghỉ trong khách sạn cho y bác sĩ và mua sắm vật tư y tế.
Hideaki Ohmura, thống đốc tỉnh Aichi, cho rằng chính quyền trung ương cần hỗ trợ bệnh viện nhiều hơn. Ohmura tuyên bố chính quyền tỉnh sẽ hỗ trợ các bệnh viện 1-4 triệu yên (9.300 - 37.200 USD) trên mỗi bệnh nhân nCoV mà họ tiếp nhận từ cuối tháng 1.
Bộ Y tế Nhật Bản cũng đang chạy đua để cung cấp trang thiết bị cần thiết cho bệnh viện. Giới chức Nhật đang cố gắng cung cấp 100 triệu khẩu trang phẫu thuật cho các bệnh viện mỗi tháng, đáp ứng 25% nhu cầu.
Mệt mỏi v́ phải chờ đợi chính phủ, Noboru Hagino, chuyên gia về bệnh thấp khớp ở một quận phía đông Tokyo, đă cùng ba người khác t́m mua khẩu trang khắp đất nước cũng như kêu gọi quyên góp từ các cá nhân, doanh nghiệp.
"Bộ Y tế lúc nào cũng chậm chạp", Hagino nói, cho biết bây giờ họ không có thời gian để chờ đợi v́ Covid-19 đang bùng phát. Một số bệnh viện khác đang t́m cách chế tạo tấm chắn giọt bắn bằng máy in 3D hay làm nón bảo hộ từ b́a mica.
Bộ Y tế thừa nhận đang thiếu vật tư y tế. "Khẩu trang N95 c̣n thiếu nhiều hơn So với khẩu trang phẫu thuật", Takashi Chida, quan chức Bộ Y tế phụ trách mua sắm vật tư, nói. Ông chưa rơ cả nước đang thiếu bao nhiêu khẩu trang lọc độc N95, nhưng Nhật đang thiếu ba triệu bộ đồ bảo hộ.
Về phần Sakamoto, cô cho hay bệnh viện St. Luke đang chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi. "Bệnh viện không thể sống sót nếu chỉ dựa vào tinh thần hy sinh và ḷng tốt của nhân viên y tế", cô nói.