Chuyện buồn ở Vũ Hán do dịch virus Corona - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chuyện buồn ở Vũ Hán do dịch virus Corona
Ổ dịch viêm phổi do virus Corona gây ra ở Vũ Hán. Nơi người dân sống khổ sống sở v́ thiếu thốn đủ thứ mùa dịch bệnh. Bác sĩ làm việc ngày đêm, bất lực nh́n người bệnh chết dần.

Trong vài tuần sau khi Vũ Hán ban hành lệnh phong tỏa thành phố hôm 23/1, chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc Đại lục đă điều động nhiều nhóm y bác sĩ đến hỗ trợ cho "tâm dịch" này, nhằm giảm nhẹ sức ép đối với hệ thống y tế Vũ Hán cả về nhân lực và vật tư.

Bác sĩ Huang Xiaobo đi làm như b́nh thường tại Đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) của Bệnh viện nhân dân tỉnh Tứ Xuyên ở thành phố Thành Đô. Nhưng vào ngày Mùng 1 Tết Âm lịch, 25/1, ông được giao nhiệm vụ Phó giám đốc một đội ngũ y tế gồm 30 người chi viện cho Vũ Hán.

Huang chứng kiến cảnh tượng gần như hỗn loạn khi nhóm của ông đến Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ Vũ Hán. Bệnh nhân và người thân có mặt ở khắp các pḥng bệnh và cả hành lang. Đội ngũ y tế - mà nhiều người trong số họ cũng bị lây nhiễm Covid-19 - phải chật vật để hỗ trợ người bệnh, đồng thời ứng phó t́nh trạng thiếu hụt vật tư nghiêm trọng.

Trong cuộc phỏng vấn với trang Tài Tân (Caixin, Trung Quốc), Huang mô tả lại hành tŕnh nhóm của ông giúp khôi phục bệnh viện từ bờ vực sụp đổ. Câu chuyện được ghi lại ngày 5/2, là điển h́nh về thách thức mà các nhân viên y tế chống dịch ở tuyến đầu của Trung Quốc phải đối diện.

Trang tiếng Anh Caixin Global đă biên soạn lời kể của bác sĩ Huang Xiaobo, và đăng tải câu chuyện của ông vào tối ngày 14/2.


Khung cảnh tuyệt vọng
Ngày hôm qua là 10 ngày kể từ khi tôi dẫn đội chi viện chống dịch tới Vũ Hán, và cũng là ngày đầu tiên tôi có thể nghỉ ngơi một chút từ khi đến đây.

Chúng tôi có mặt ở Vũ Hán vào sáng sớm ngày 26/1 rồi bắt đầu công việc tại Hội Chữ thập đỏ vào buổi chiều. Tôi đă có kinh nghiệm về công tác cứu hộ trước đây trong trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, làm 87.000 người thiệt mạng. Những ngay cả khi ấy, các bệnh viện cũng không hỗn loạn đến mức như khi tôi bước vào Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ.

Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ là một bệnh viện nhỏ, đội ngũ y bác sĩ tổng cộng khoảng 400 người, với tầm 300 giường bệnh. Hồi tháng trước, chính phủ ra lệnh cho bệnh viện này trở thành một phần trong nhóm cơ sở y tế đầu tiên khám bệnh cho nhóm bệnh nhân sốt cao, và nhóm cơ sở thứ hai được chỉ định điều trị bệnh nhân lây nhiễm virus corona. Như thế nghĩa là bệnh viện phải tiếp nhận đến 800 bệnh nhân bị sốt mỗi ngày, và nói thẳng là họ không thể đáp ứng nổi.

Những người nghi lây nhiễm virus corona bị lẫn lộn với những bệnh nhân sốt thông thường, và khiến toàn bệnh viện [có thể] thành nơi truyền nhiễm. Tại khoa nội trú, chúng tôi thấy tất cả giường bệnh đều có người nằm, trong khi hành lang chật kín người chờ theo dơi bệnh t́nh. Người ốm và người khỏe mạnh đều ở chung với nhau.

Nhưng vấn đề chính là sự lây nhiễm trong đội ngũ y tế, hơn 30 người đă phải nhập viện, trong khi 30 người khác bị cách ly. Điều này có nghĩa là khoảng 1/6 nhân lực của bệnh viện không thể công tác, và ai cũng lo rằng họ sẽ là người tiếp theo đổ bệnh.


Tôi nhận thấy là nếu không có các biện pháp khẩn cấp th́ bệnh viện có thể sụp đổ. Cùng ngày (26/1), tôi khuyến cáo giới chức địa phương đóng cửa bộ phận cấp cứu trong ba ngày, trong lúc chúng tôi phân loại nguồn gốc toàn bộ bệnh nhân.

Từ ngày 27/1 đến 30/1, chúng tôi sàng lọc các bệnh nhân bị nhiễm virus corona - một nhiệm vụ phức tạp bởi sự thiếu hụt các bộ dụng cụ xét nghiệm. Chỉ đến lúc tôi trao đổi với một quan chức chính phủ tới làm việc vào ngày 28/1 th́ t́nh h́nh mới được giải tỏa bớt. Ngày hôm sau, chúng tôi hoàn tất xét nghiệm bước đầu trên hơn 300 bệnh nhân và đưa toàn bộ những người có kết quả dương tính đến tầng 2 để cách ly.

Trong nỗ lực ngăn chặn t́nh trạng lây nhiễm bên trong bệnh viện, chúng tôi tách riêng khu vực cách ly và phần c̣n lại của cơ sở y tế, kiểm soát chặt người qua lại giữa hai khu vực, và lên kế hoạch lưu trữ và xử lư chất thải y tế. Chúng tôi khử trùng các khu mỗi ngày và lắp đặt máy khử trùng không khí trong hành lang.

Cuối cùng, chúng tôi đơn giản hóa quy tŕnh xử lư thi thể của người bệnh qua đời. Thông thường, bệnh viện yêu cầu bác sĩ kiểm tra nhịp tim trước khi xác nhận bệnh nhân đă mất. Chúng tôi tạm thời ngưng yêu cầu này bởi những thi thể vẫn có thể mang virus. Đến nay, chúng tôi dựa vào đánh giá của chính bác sĩ để xác định bệnh nhân tử vong.


Tại thời điểm này, thân nhân của người đă mất chỉ cần xuất tŕnh giấy tờ tùy thân để chứng tử. Khi giấy chứng tử được ban hành, chúng tôi tiến hành khử trùng toàn bộ thi thể trước khi cho phép đưa khỏi bệnh viện. Có đôi khi, những người phụ trách [từ nhà tang lễ] quá bận nên thi thể phải nằm lại giường bệnh vài giờ, trước khi có người đến xử lư.


Sự thiếu hụt vật tư
Trong hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh nhân bị ốm nặng, công việc chưa bao giờ khiến tôi cảm thấy khổ sở như khoảng thời gian tại Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ Vũ Hán.

Vai tṛ của tôi ở đây bao gồm tái điều phối ICU của bệnh viện. Khi nhóm của tôi mới đến, khoảng hơn chục nhân viên ICU đă bị vắt kiệt sức. Một trong bốn bác sĩ bị xác nhận nhiễm virus corona, hai trường hợp được phát hiện ở nhóm y tá, và hai hay ba trường hợp ở nhóm khác.


Chúng tôi đóng cửa bộ phận ICU cũ và cho sáp nhập với khoa hô hấp ở bên cạnh, mở rộng số giường bệnh từ 9 lên 18. Chúng tôi bắt đầu đón bệnh nhân trở lại từ ngày 30/1, và đến ngày thứ hai th́ tất cả giường đă kín, chúng tôi phải thêm vào một số giường theo dơi ở hành lang.

Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ c̣n thiếu nhiều nguồn lực để cứu bệnh nhân trước ngưỡng cửa của tử thần.

Trong vài ngày qua, tôi đă van nài qua điện thoại với nhiều người ở Vũ Hán, cũng như các đồng nghiệp ngành y ở Thành Đô và Trùng Khánh, nhưng không ai có thể cung cấp giúp chúng tôi một máy ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Ủy ban Y tế Vũ Hán đă duyệt đơn xin cấp một máy, nhưng đến nay chúng tôi vẫn phải chờ. Đơn giản là v́ có ít máy móc quá, nên rất khó để cấp một chiếc cho bệnh viện nhỏ bé của chúng tôi.


Chúng tôi đóng cửa bộ phận ICU cũ và cho sáp nhập với khoa hô hấp ở bên cạnh, mở rộng số giường bệnh từ 9 lên 18. Chúng tôi bắt đầu đón bệnh nhân trở lại từ ngày 30/1, và đến ngày thứ hai th́ tất cả giường đă kín, chúng tôi phải thêm vào một số giường theo dơi ở hành lang.

Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ c̣n thiếu nhiều nguồn lực để cứu bệnh nhân trước ngưỡng cửa của tử thần.

Trong vài ngày qua, tôi đă van nài qua điện thoại với nhiều người ở Vũ Hán, cũng như các đồng nghiệp ngành y ở Thành Đô và Trùng Khánh, nhưng không ai có thể cung cấp giúp chúng tôi một máy ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Ủy ban Y tế Vũ Hán đă duyệt đơn xin cấp một máy, nhưng đến nay chúng tôi vẫn phải chờ. Đơn giản là v́ có ít máy móc quá, nên rất khó để cấp một chiếc cho bệnh viện nhỏ bé của chúng tôi.


Có hai bệnh nhân đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Một người sống, c̣n người kia đă mất.

Người c̣n sống là mẹ của một đứa con 11 tuổi. Hàng ngày, khi kiểm tra khu theo dơi, tôi thấy người phụ nữ nằm đó cùng người chồng luôn sát cánh bên cạnh. T́nh trạng cô ấy không tốt lắm: Dù c̣n minh mẫn, nhưng hô hấp của cô ngày càng kém và phải vất vả để lấy oxy. Ngày 30/1, tôi chuyển cô vào ICU.

Người chồng ở bên vợ ḿnh toàn thời gian, động viên cô chiến đấu v́ con của họ. Tôi có thể thấy cô ấy đấu tranh mạnh mẽ để được sống. Khi vào ICU, chúng tôi cho cô thở bằng máy không xâm lấn, và mức oxy bắt đầu tăng trở lại. T́nh trạng của cô dần ổn định, đến nay th́ đă có thể ăn được.

Bệnh nhân qua đời là người đàn ông 62 tuổi. Trong ngày đầu tiên ở ICU, t́nh trạng của ông không quá tệ: Mức oxy ổn và ông có thể ngồi trên giường. Khi thăm bệnh buổi tối, tôi nói với ông ấy: "Ông đang làm tốt. Hăy chiến đấu."


Nhưng khi trở lại vào sáng hôm sau, tôi thấy mức oxy đă giảm mạnh. Tôi cho bệnh nhân thở bằng máy không xâm lấn nhưng không hiệu quả. Tôi nhận ra rằng ông sẽ không vượt qua được nếu không có máy ECMO. Tôi điên cuồng gọi khắp nơi, hỏi các bệnh viện khác để mượn một máy ECMO. Tôi đă không thành công, và người bệnh qua đời vào sáng hôm qua (4/2).

Vào lúc này, chúng tôi không thể làm được ǵ nhiều cho những bệnh nhân trong t́nh trạng nghiêm trọng. Chúng tôi chưa biết được những loại thuốc nào có thể ngăn chặn virus, vậy nên chỉ có thể cố gắng kéo dài sự sống cho bệnh nhân và chờ đợi bệnh t́nh chuyển biến.

Cuối cùng, có những điều mà chủ yếu bệnh nhân phải tự ḿnh vượt qua. Những người lạc quan, giữ vững ư chí sống, trong nhiều trường hợp đă có thể tự kéo ḿnh khỏi những t́nh huống hiểm nghèo. Nhưng những người không c̣n tranh đấu th́ nhiều khả năng khó vượt qua được.


Một công việc kiệt sức
Tôi thường rời khách sạn vào khoảng 7h30 sáng để đến bệnh viện họp trưởng nhóm đầu ngày. Tại đây, tôi nắm thông tin về t́nh h́nh mới nhất của bệnh viện và các vấn đề đang có, cũng như đóng góp giải pháp khả dĩ, như cách tôi hay làm tại bệnh viện của ḿnh ở Tứ Xuyên.

Tôi bắt đầu đi thăm khám tại ICU vào khoảng 10h. Phần quan trọng nhất của công việc là phải giữ được tinh thần phấn chấn: Phải khích lệ bệnh nhân không bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu để chiến thắng bệnh tật.


Các bệnh nhân của tôi có ư chí sống mạnh mẽ, đặc biệt là những người lớn tuổi - họ sợ cô đơn và cái chết, và muốn có bạn đồng hành. Một nam bệnh nhân lớn tuổi tại giường số 13 vẫn b́nh thường khi có bác sĩ hay y tá bên cạnh, nhưng khi nhân viên y tế ra ngoài th́ ông bắt đầu phàn nàn và đ̣i họ phải trở lại.

Tôi thường rời bệnh viện lúc 19h, nhưng về đến khách sạn th́ vẫn c̣n cả núi công việc. Là người lănh đạo số 2 trong nhóm y tế Tứ Xuyên, tôi phải tham gia các cuộc họp của ban điều hành.

Tôi cũng thường nhận cuộc gọi từ những bác sĩ trẻ cảm thấy mệt mỏi và muốn tâm sự. Mới đây tôi nhận điện của một bác sĩ và một y tá, cả hai đều khóc v́ bệnh nhân qua đời do virus. Họ tự vấn là đă làm tất cả để cứu người bệnh chưa, hay liệu họ đă mắc sai sót ǵ.

Tôi chỉ có thể nói với họ rằng những điều kiện đang có chính là hiện trạng, và chúng tôi không thể làm ǵ hơn ngoài cố gắng mọi điều có thể để hỗ trợ. Trong vai tṛ bác sĩ, đó là nghĩa vụ lớn nhất của chúng tôi.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-15-2020
Reputation: 21612


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 73,482
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	q1-1581703917615281040688.jpg
Views:	0
Size:	153.6 KB
ID:	1530276  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 5,141 Times in 4,163 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 83 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09947 seconds with 14 queries