Hôm nọ ḿnh hỏi một anh bạn người Đài Loan có nhiều năm học ở Trung Quốc, rằng anh có nghĩ thương chiến hiện nay sẽ dần làm suy yếu chế độ cộng sản Trung Quốc không? Anh trả lời quả quyết: Mơ à, người Tàu coi đây là đ̣n đánh vào sĩ diện quốc gia của họ và họ sẽ đoàn kết với chính quyền để chống lại kẻ thù bên ngoài. Và lịch sử Trung Quốc cho thấy mỗi khi có hoạ từ bên ngoài th́ người Tàu thường có xu hướng lựa chọn một lănh đạo sắt máu hơn.
Trinh Huu Long
Hoa Kỳ và Trung Quốc đă đạt được thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến thương mại leo thang. Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận B́nh tại G20, hai nhà lănh đạo đă đồng ư gia hạn đàm phán. Hai bên nhất trí thuế quan trên một loạt hàng nhập khẩu vào năm 2018, sẽ không được nâng cao hơn nữa. Mỹ sẽ tạm ngừng tăng thuế nhập khẩu với hàng trăm tỉ USD hàng Trung Quốc với điều kiện Trung Quốc sẽ mua nhiều hơn hàng nông sản của Mỹ.
Nhưng một số mức thuế vẫn được giữ nguyên và quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa được b́nh thường hóa. Đây có thể không phải là một cuộc chiến tranh lạnh, nhưng là một sự cạnh tranh quyền lực khốc liệt tập trung vào tính ưu việt của công nghệ để làm rơ bên nào có mô h́nh phát triển tốt nhất.
Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc. Tốc độ tăng trưởng của nước này đă giảm từ 6,6% trong năm 2018 xuống c̣n 6,4% trong quư đầu tiên của năm 2019. [Các dữ liệu được công bố chính thức hôm thứ Hai ngày 15/7 vừa qua cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quư II của Trung Quốc chỉ đạt 6,2% – mức thấp nhất trong ṿng 27 năm qua – ND.]
Nhưng về lâu dài, áp lực từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm cho Trung Quốc mạnh hơn. Nó sẽ giúp Trung Quốc tăng tốc nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo và đồng thời thúc đẩy niềm tự hào dân tộc.
Những tiến bộ công nghệ là trung tâm của công cuộc kiến thiết đế chế và sự trỗi dậy của các cường quốc mới, từ sức mạnh hơi nước và sau đó là công nghệ điện tử đă mang lại quyền thế và vinh quang cho các đế chế Anh và Mỹ trước đây. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ chuyển sự cạnh tranh quốc tế từ cạnh tranh lao động, lănh thổ, vũ khí hạt nhân và sức mạnh mềm sang công nghệ mới bao gồm robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và dịch vụ không dây.
Cho đến gần đây, các nhà hoạch định chính sách ở Washington đă định h́nh chính sách của Mỹ dựa trên giả định rằng Hoa Kỳ là siêu cường công nghệ của thế giới và Thung lũng Silicon là điểm nóng đổi mới sáng tạo toàn cầu. Trung Quốc được coi là một “bản sao vụng về” của các công ty công nghệ Mỹ, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước lớn của ḿnh để mua các công ty sáng tạo Hoa Kỳ, từ đó tiếp thu tài sản trí tuệ và bí quyết của những doanh nghiệp này.
Nhưng khi nói đến 5G – thế hệ tiếp theo của công nghệ internet siêu tốc – Hoa Kỳ đă tụt lại phía sau. Không công ty Mỹ nào sở hữu thiết bị không dây sánh được với Huawei. Điều này thúc đẩy Trump “gây chiến” với công ty công nghệ Trung Quốc. Đầu tiên, Trump tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia, cấm mua bán và sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei, lập luận rằng các sản phẩm của công ty Trung Quốc gây hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Sau đó, ông vận động các đồng minh làm điều tương tự.
Các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ đă làm theo sắc lệnh của Trump. Đầu tiên, Google đă chấm dứt cung cấp cho Huawei dịch vụ Android, sau đó là Liên minh Wi-Fi, Bluetooth và các dịch vụ khác theo sau.
Năng lực 5G của Huawei có thể được xem là “khoảnh khắc Sputnik” của Trung Quốc. Cũng giống như cách Liên Xô là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh lên vũ trụ, tạo ra quyền lực cho thấy Liên Xô đang chiến thắng những thách thức kỹ thuật trong thế kỷ 20, Trung Quốc đang vượt xa các nước khác trong sự phát triển 5G ngày nay. Trung Quốc nhận ra những nguy cơ của sự phụ thuộc công nghệ, vướng mắc về kinh tế và sự phụ thuộc khoa học vào Mỹ.
Huawei là sản phẩm của chiến lược chính sách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc. Trong đó, Bắc Kinh đưa ra tầm nh́n nhằm tăng chuỗi giá trị kinh tế từ nước sản xuất cấp thấp lên vị trí nước lănh đạo đổi mới sáng tạo toàn cầu đă dẫn đến việc đưa ra sáng kiến Made In China 2025 và Kế hoạch Phát triển Trí tuệ Nhân tạo để chuyển các nguồn lực vào các lĩnh vực chiến lược như điện toán, AI, robot và hàng không vũ trụ.
Trung Quốc đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tự sản xuất AI là 80%, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quốc gia khác đối với các bộ phận phức tạp cần thiết trong công nghệ này. Chiến lược của Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ hàng đầu về AI vào năm 2030. Điều này đă mang lại kết quả, v́ năm 2017, 48% quỹ tài trợ AI toàn cầu là của Trung Quốc, so với 38% là của Mỹ. Công ty AI Trung Quốc iFlyTek thường đánh bại Facebook, Alphabet’s DeepMind và IBM ED Watson trong các cuộc thi xử lư ngôn ngữ nói tự nhiên, thậm chí cả trong “ngôn ngữ thứ hai” là Tiếng Anh.
Trung Quốc hiện là nước sở hữu nhiều công tŕnh nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới. Semantic Scholar, công cụ t́m kiếm học thuật cho các bài báo khoa học, cho thấy giới học giả Trung Quốc đă vượt qua các đồng nghiệp Hoa Kỳ trong việc tạo ra các nghiên cứu trong lĩnh vực AI.
V́ vậy, lệnh cấm Huawei và thuế áp vào đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ không làm Trung Quốc phát triển chậm lại. Thay vào đó, chính quyền Trump đang vô t́nh kích thích hệ thống đổi mới sáng tạo và thúc đẩy Trung Quốc nghiên cứu khoa học nhằm mục đích trở nên độc lập hơn.
Một hệ quả khác sẽ là sự gia tăng nỗ lực của Trung Quốc đầu tư cho tiêu dùng trong nước và tái cân bằng nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài. Điều này bắt đầu từ năm 2008 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngày càng trở nên cần thiết khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc nổi lên. Kể từ đó, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng do chính phủ tài trợ với quy mô lớn, các biện pháp tăng thu nhập hộ gia đ́nh, giảm thuế thu nhập và cải thiện hệ thống phúc lợi xă hội đă giúp tăng tiêu dùng trong nước.
Khi Trump lần đầu tiên tuyên bố áp thuế vào năm 2018, tiêu dùng nội địa của Trung Quốc đang đóng góp 76,2% tăng trưởng GDP, thị trường chứng khoán Trung Quốc đă bị tác động nhưng bật mạnh trở lại sau khi cú sốc ban đầu. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đă đưa ra các chính sách mới để thúc đẩy tiêu dùng trong nước hơn nữa, bao gồm cắt giảm thuế nhiều hơn, cải thiện chế độ chăm sóc trẻ em, đưa ra các sáng kiến và ưu đăi chăm sóc người già. V́ vậy, cuộc chiến thương mại đă giúp Trung Quốc nỗ lực tái phân phối của cải và tái cấu trúc nền kinh tế.
Thương chiến cũng khiến cho người dân Trung Quốc đoàn kết xung quanh chính quyền của họ. Cách Mỹ đối xử với các công ty Trung Quốc bị xem là “bắt nạt” và bị người Trung Quốc so sánh với cách mà Đế quốc Anh áp đặt các tập quán thương mại không công bằng đối với Trung Quốc trong thế kỷ 19. Đây là đề tài cực kỳ “đụng chạm” trong xă hội Trung Quốc và người dân đă tăng cường sự ủng hộ đối với chính phủ.
Trong tiếng Trung Quốc, chữ “khủng hoảng” (crisis) gồm hai chữ ghép lại: hiểm nguy và cơ hội. Khả năng của Trung Quốc trong việc tận dụng thách thức hiện tại từ Mỹ sẽ củng cố tiềm lực của đất nước lớn nhất châu Á này trong nhiều năm tới.
Dịch từ bài “US-China trade war is making China stronger” của hai học giả Chang Zhang (University of Warwick) và Nora von Ingersleben-Seip (Technical University of Munich), đăng trên báo The Conversation (Úc) ngày 8/7/2019.