Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 12-21-2011   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Những người Việt khốn khổ ở Anh

Rất nhiều người Việt ở Anh không có giấy tờ hợp lệ và sống bất hợp pháp. Họ cặm cụi làm việc mong có ngày trở về nước. Cuộc sống của họ nơi đất khách quê người thấm đẫm mồ hôi và đầy nỗi buồn tủi.

Những người này ở Đức họ sẽ được gọi là “đầu đen”, ở Ba Lan là “xù”, ở Anh thậm chí họ c̣n bị gọi với cái tên "người rơm" . Không người Việt nào ở Anh giải thích được đầy đủ nghĩa của từ "người rơm". Có người nói, từ "người rơm" có từ rất lâu rồi, từ thời nào không nhớ nữa, thấy người ta gọi th́ bắt chước gọi theo. Có người giải thích, "người rơm" có nghĩa là người vứt đi.


Người Việt đi lậu sang Anh bằng nhiều cách. Có kiểu đi theo đường chính ngạch như thăm người thân, đi du lịch, đi hội nghị, lao động xuất khẩu...rồi ở lại. Kiểu này được xem là an toàn hơn, ít nguy hiểm tính mạng. Cũng có người đi theo kiểu đường bộ, tức là đi qua Nga bằng hộ chiếu b́nh thường, rồi từ đó đi bộ, đi tàu, đi ô tô..qua nhiều nước thuộc Đông Âu, qua Bỉ, Đức, Pháp rồi vào Anh bằng cách chui trộm vào xe tải chạy từ Pháp sang Anh.
Năm 1988, anh Q (28 tuổi) quê ở Hải Pḥng theo đường lao động hợp tác ở nước ngoài khi đang là nhạc công của một đoàn ca múa. Sau đó anh đến Tiệp và làm nghề may vá vali.
Năm 1990, anh về Việt Nam, số tiền dành dụm mua được con xe máy để chạy buôn hàng điện tử cũ. Năm năm sau, anh trở lại Tiệp bán hàng thuê cho người chú. Được một năm, anh sang Đông Đức. Làm ăn thất bại, anh xin tị nạn ở Tây Đức, phụ bếp cho một người bạn bán hàng ăn. Thời điểm này, cảnh sát truy bắt người Việt Nam và đưa về nước nhiều nên anh quay lại Tiệp.


Cuộc sống không suôn sẻ nên năm 2000, anh t́m đường sang Anh bằng visa du lịch, và ở lại từ đó cho đến nay. "Mọi người vẫn nghĩ tôi đi Tây là sướng. Thực ra không bao giờ sướng cả" anh nói. "Chỉ có làm và làm. Có khi mua được chiếc áo mới nhưng chẳng biết mặc vào lúc nào v́ suốt ngày cặm cụi làm móng cho khách trong tiệm".
Chiều Chủ nhật thường là một dịp đặc biệt với Q. Anh thường tranh thủ nghỉ làm sớm và cất công đi tàu điện ngầm hết khoảng 1 tiếng rưỡi để ăn tô phở. C̣n lịch ngày thường của anh như sau: 8h30 dậy, ăn qua quưt cái ǵ đó, uống tách cà phê. 9 giờ, anh bắt đầu làm việc.
Nếu có khách đông sẽ làm một mạch đến 7h tối. Và chuyện anh phải làm thông luôn đến tối diễn ra thường xuyên. "Có nhiều hôm đói lả, mệt hoa cả mắt". Việc của anh là làm móng chân,móng tay - làm "neo" (nail). Một công việc mà rất nhiều những "người rơm" như anh thường chọn khi đến Anh.


Anh không để ư đến các tṛ giải trí và tiêu khiển ở London, v́ không có thời gian. Anh chỉ xem bóng đá Anh trên tivi, thú vui của anh khi rảnh rỗi. Sống độc thân, anh cũng từ bỏ thói quen nấu ăn. Anh chỉ đựng đồ ăn vào đĩa giấy, ăn xong rồi bỏ. "Nấu nướng trở thành thói quen xa xỉ", anh nói " Nhu cầu đó đă trở thành thứ yếu. Tôi không có nhu cầu cho ḿnh, chỉ kiếm tiền".
Mỗi tháng, chi phí thuê nhà và chỗ làm của anh hết 250 bảng. Ăn uống chẳng đáng là bao. Kiếm được ít tiền nào, anh gửi về nhà qua các dịch vụ chuyển tiền của người Việt ở London. V́ không có giấy tờ nên anh không thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng, điều cần thiết để sinh hoạt mua sắm hằng ngày ở phương Tây.
Cuộc sống như vậy với Q vẫn c̣n may mắn hơn K. K., 21 tuổi, quê ở Móng Cái (Quảng Ninh). K.K. vẫn rùng ḿnh khi nhớ lại quăng thời gian 7 tháng mà cậu đă trải qua. Bốn năm trước, cậu cứ ngỡ rằng sẽ sang đến Anh theo đường bay. Không ngờ, cậu đă từng có những thời gian chỉ biết đi mà không thể biết cuộc đời ḿnh ngày hôm sau sẽ thế nào. Giá lạnh, bị đánh đập, đói khát, khổ sở...cậu đă từng nếm trải tất cả. Cậu nói rằng, đường dây đưa người đă lừa cậu, v́ làm ǵ có đường bay như họ nói.
Đến Anh, không có kỹ năng cần thiết để làm các công việc mà một xă hội hiện đại đ̣i hỏi trong khi cuộc sống và chi phí sinh hoạt ở đây được coi là đắt đỏ nhất thế giới, họ thường làm các công việc như phục vụ nhà hàng, tạp vụ trong khách sạn...


Không chỉ dừng lại ở đời sống khổ sở họ c̣n bị lừa. Có người v́ cuộc sống quá khổ sở nên đă tham gia vào các vụ trồng và vận chuyển tài mà (cần sa) - điều mà luật pháp sở tại ngăn cấm.
Anh T., quê ở Nghệ An, cũng là một "người rơm". Hồi c̣n ở Việt Nam, anh là chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải và sở hữu vài đầu xe ôtô. Gia đ́nh anh hiện vẫn ở thành phố Vinh gồm vợ, hai con trai cùng gia đ́nh nội ngoại.
Anh kể, do ở nhà, anh nghe những người tổ chức đường dây đi lậu sang Anh rủ rê. Họ nói rằng nếu anh sang Anh trồng cỏ bằng máy công nghiệp, mỗi ngày có thể kiếm được ngàn bảng (tính ra cũng hơn 30 triệu tiền Việt). Ba năm trước, không một từ tiếng Anh trong đầu, dựa vào những thông tin mà đường dây đưa người cung cấp, anh vẫn quyết định bán xe cộ gom tiền đưa cho họ. Tổng chi phí là 12.000 bảng tṛn trĩnh. Anh nói: "Tự nhiên tôi đùng đùng bán xe ra đi, không biết trời đất xui khiến hay số phận. Thấy nói đi Tây là đi, lại c̣n được sang Anh quốc nữa mà".


Anh vẫn nhớ khi đặt chân đến Matxcơva, chặng dừng chân đầu tiên của chuyến đi, khi nhân viên hải quan hỏi anh bằng tiếng Anh, anh không hiểu ǵ, chỉ biết nói "yes". Sang tới Anh th́ thấy cuộc sống quá vất vả, quá phức tạp. Không hề đơn giản như ḿnh nghĩ lúc ở nhà.
Đến nơi, anh mới biết việc trồng cỏ thực ra là làm cho những ổ trồng tài mà bất hợp pháp. Ở Anh tiếng lóng trồng cây gây rừng là để ám chỉ công việc trồng tài mà của người Việt. Những người làm thuê trong các ổ trồng tài mà thường làm việc tưới cây, trông coi ổ, vận chuyển...Các vụ đâm chém, thanh toán lẫn nhau ở các nơi trồng cần sa khiến các cuộc bố ráp của cảnh sát ngày càng nhiều hơn. Báo chí Anh dẫn lời cảnh sát London nói rằng các cơ sở trồng cần sa của người Việt "chắc chắn là lớn nhất London".
Công việc trồng cây nguy hiểm, dù chóng giàu nhưng dễ bỏ mạng. Những người trong giới trồng tài mà luôn lo sợ bị cướp, bị giết, đặc biệt khi chuẩn bị thu hoạch. Cuộc sống luôn đi kèm với lo lắng. Anh T. kể, làm một thời gian ngắn, anh bị cướp thật. Cha, me, vợ con tôi luôn lo lắng khi biết sự thật về công việc của tôi. Gia đ́nh bảo không nên, lương tâm của con người không cho phép.


Rất may, nhờ người giới thiệu, anh chuyển sang nấu ăn. Anh bắt đầu làm các công việc từ quét nhà, rửa bát, cầm chảo xào nấu cho một quán ăn Việt, với mức lương hơn 1.200 bảng/tháng - một mức lương tạm ổn nếu chi phí theo kiểu người Việt vốn ăn uống, chi tiêu dè xẻn, ở nhà nhỏ và không có nhu cầu giải trí ở ngoài. Sang đến nơi rồi anh mới thấy ngôn ngữ bất đồng, cuộc sống khó khăn vô cùng. Anh T ngậm ngùi nói: "Chẳng có ǵ tương lai ǵ tươi sáng cho ḿnh ở cái xứ này, nếu ḿnh không biết tiếng, lại không có kỹ năng. Nếu biết trước được chuyện như thế này th́ tôi không bao giờ bước chân ra đi! Chỉ v́ tôi suy nghĩ đơn giản, thật thà", anh nói. "Bọn đường dây lừa ḿnh là chính. Lừa được một người, họ kiếm được gần chục ngàn USD".
Những “người rơm” như anh lúc nào cũng cảnh giác. Nếu có bóng dáng cảnh sát, họ phải t́m cách trốn ngay bởi nếu những "người rơm" bị bắt th́ sẽ giam và trục xuất về Việt Nam.


Theo thông tin không chính thức của Cơ quan Biên giới và Nhập cư thuộc Bộ Nội vụ Anh, trong thời gian từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2005, có 95 người Việt Nam bị trục xuất (25 người trong năm 2004 và 70 người trong năm 2005). Những trường hợp này bao gồm những người bị hồi hương bắt buộc, những người tự nguyện về nước sau khi chính quyền bắt đầu có biện pháp bắt buộc và những người trở về nước theo các Chương tŕnh Hồi hương tự nguyện có trợ giúp do Tổ chức Di trú Quốc tế thực hiện.
Gia Việt
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1294194968.jpg
Views:	13
Size:	50.0 KB
ID:	344327  
johnnydan9_is_offline  
Old 12-21-2011   #2
5com
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jan 2007
Posts: 7,182
Thanks: 1,808
Thanked 681 Times in 369 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 107 Post(s)
Rep Power: 25
5com Reputation Uy Tín Level 6
5com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 65com Reputation Uy Tín Level 6
Default

khốn khổ ở đế quốc tư bản ANH QUỐC nhưng vẫn sướng hơn CHXHCN-VN
5com_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.