Không nằm ngoài dự đoán, khi Tổng cục TDTT và VFF để xuất chuyển đổi VPF từ công ty cổ phần sang công ty TNHH, hàng loạt ông bầu đă phản ứng tức th́. Và cũng gần như ngay lập tức, VFF lại đưa ra đề xuất khác là lập một phái đoàn sang Nhật Bản, Hàn Quốc học hỏi mô h́nh của J.League và K.League.
“To con rẻ tiền”
Những hệ quả khi VPF chuyển sang công ty TNHH, chúng tôi đă phân tích qua nhiều bài liên tiếp mấy ngày nay. Ư kiến của các ông chủ đội bóng như bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng, bầu Trường hay ông Lê Tiến Anh đều phản đối việc VPF chuyển sang công ty TNHH.
|
Bàn nhau đến bao giờ ? (Ảnh: VSI)
|
Điểm phía Tổng cục TDTT lẫn VFF cố bám víu cho lập luận chuyển VPF sang công ty TNHH chung quy vẫn xoay quanh vấn đề mấu chốt là: “Nếu VPF là công ty CP th́ VFF không kiểm soát được V.League khi cổ phần có thể bị “người ngoài” thâu tóm và thao túng giải đấu”.
Luận điểm không có cơ sở đứng vững bởi 2 lư do sau. Thứ nhất, với số cổ phần áp đảo là 36,5% như đề xuất ban đầu của bầu Kiên (và 25% sau này) th́ VFF vẫn là tiếng nói có trọng lượng nhất ở VPF trong mọi vấn đề, kể cả việc tổ chức phát hành cổ phiếu ra ngoài, điều mà phía Tổng cục hay VFF “lo ngại”. Quyền phủ quyết nằm trong tay, vậy hà cớ ǵ VFF lại “sợ” trong khi phía CLB mỗi CLB giỏi lắm chỉ nắm cao nhất khoảng 3–3,9% (với V.League) hay 1% (hạng Nhất).
Thứ hai, nếu VPF là công ty TNHH đương nhiên quyền quyết định to nhất và cuối cùng thuộc về VFF. Rơ ràng, thứ “b́nh mới rượu cũ” này không được các CLB lẫn dư luận chấp nhận bởi qua 10 mùa giải thử nghiệm và 1 mùa chính thức th́ khả năng quản lư, điều hành của VFF quá tồi khiến V.League trở thành giải đấu thất bại. “Người ngoài” nếu có thao túng V.League chưa chắc tồi bằng VFF “thao túng” V.League !
“Đông du” hay “đi rồi dông”
Khi ĐTVN sang Kobe đá giao hữu ông Phạm Ngọc Viễn đă tháp tùng cùng thầy tṛ ông Falko Goetz để học hỏi mô h́nh tổ chức giải đấu của Nhật Bản. Trước đó không lâu, một phái đoàn lănh đạo BTC giải J.League đă sang Việt Nam thăm VFF và quảng bá mô h́nh của J.League lẫn quảng bá bóng đá Nhật.
|
VFF kiếm cớ "đánh bài chuồn"? (Ảnh: VSI)
|
Vậy đâu cần thiết để VFF tổ chức thêm 1 phái đoàn nữa hơn 30 người sang Nhật lần nữa, trong thời đại mà mọi thông tin dễ dàng t́m trên internet. Cứ thử h́nh dung phái đoàn đi Nhật, Hàn đă mất 1 tuần (dự kiến 10-17/11). Đi xong về, các VFF và CLB lại chụm đầu với nhau họp nhau tiếp về mô h́nh VPF. Vậy là có khi lại mất đứt thêm 1 tuần lễ nữa, coi như “đứt” luôn hết cả tháng 11 chỉ để “căi” nhau.
Tại sao VFF không ấn định cuộc họp 2 ngày vào giữa tháng 11? Ngày đầu tiên VFF mời phái đoàn của J.League và K.League đến tŕnh bày mô h́nh của họ cho tất cả CLB nghe. Ngày thứ hai, VFF và CLB sẽ thống nhất với nhau mô h́nh VPF. Quả thật cầu thủ VFF có đôi chân giàu kỹ thuật và thích đá bóng khó chứ không chịu đá dễ.
Cái kiểu vẽ chuyến “Đông du” cứ như đá câu giờ. V.League 2012 không thể bị hoăn nhưng VPF th́ có thể bị hoăn. Và như vậy, VFF lại có thêm 1 mùa giải nữa để “ôm” miếng bánh bự V.League. Đừng quên rằng, nhiệm kỳ VI (2009 – 2013) với lănh đạo VFF như chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ hay TTK Trần Quốc Tuấn sắp măn hạn. C̣n ǵ “tuyệt vời” bằng nếu công ty VPF không thể ra đời trong năm 2011?
Theo Thể thao 24h