Giải cứu loài cá bí ẩn trên dòng Mê Kông - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-01-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Giải cứu loài cá bí ẩn trên dòng Mê Kông

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm.

Có người kêu chúng là cá sọc dưa, có người kêu là cá sọc, có người kêu là cá trà sóc... Có ngư dân tả nó giống như cá cóc, có người tả nó giống cá cá sủ, có người tả nó giống cá chép… Có nhiều ngư dân không phân biệt được chúng là cá hiền hay cá dữ, là cá đen hay cá trắng.

Hành tung loài cá hiếm

Theo lão ngư Sáu Kỷ sống bằng nghề đánh cá 40 năm trên khúc sông Hậu đoạn qua xã Thuận Giang, huyện Phú Tân, An Giang thì cá sọc dưa - còn gọi là cá trà sóc - là cá hiền, ăn rong rêu, tảo, các loài cá con, hình dáng hao hao cá chép, có thân thon dài, cặp mắt màu đỏ hồng rất đẹp, đuôi và vây cá màu đỏ, mõm cá tròn có hai đôi râu, trên mình có các sọc ngang màu đen nên còn gọi là cá sọc dưa. Cá sọc dưa lúc trước xuất hiện nhiều trên nhánh sông Tiền và sông Hậu nhưng khoảng 15 năm trở lại đây chúng hiếm dần.
Ông Kỷ cho biết khúc sông Hậu chảy qua Thuận Giang đổ về ba ngã sông nên là nơi giao luồng kéo theo tôm cá to như cá hô, cá sọc dưa, cá tra dầu về ở rất nhiều. Ngày xưa chuyện thả lưới dính cá to nặng vài chục ký như cá sọc dưa là chuyện thường trên khúc sông này.
Ngộ một cái là sông Hậu, sông Tiền chảy xuống các miệt dưới Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh thì cá sọc dưa phân bố thưa thớt dần, cho nên nhiều ngư dân vùng đó không rõ lắm về loài cá sọc dưa.

Cá trà sóc rời khỏi mặt nước rất mau chết

Cá sọc dưa không ăn mồi câu, chỉ thả lưới mới dính chúng. Thịt cá dai, ngon thơm hơn cả cá cóc, giá cá hiện nay không dưới 100.000 đồng/ kg. Ông Sáu Kỷ nhớ lại: "Cá rất to, có con nặng 20 kg, hồi đó bắt được cá sọc dưa nặng 13-18 kg là chuyện thường. Chúng khỏe hơn cá chép, bị dính lưới quậy tưng bừng nhưng đem lên khỏi mặt nước thì mau chết lắm. Ngày nay bắt được cá trà sóc đem ra các nhà hàng, quán nhậu họ cân liền".

Ông Kỷ giải thích do cá ngày càng hiếm nên những ai sống bằng nghề cá lâu năm mới hiểu tường tận về cá sọc dưa, còn ngư dân trẻ bây giờ hiểu về chúng lờ mờ, thậm chí nhiều người bắt dính cá sọc dưa tưởng là cá lạ, hoảng vía thả xuống sông...
Ông Sáu Kỷ kể thời gian gần đây các ngư dân miệt Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, An Giang khi bắt được cá trà sóc thì ngay lập tức có nhiều người đến mua. Những người này xưng là nhà khoa học thu mua cá lại để bảo tồn, cứu cho chúng khỏi tuyệt chủng. Theo tài liệu khoa học, cá sọc dưa ngoài sông Mê Kông còn xuất hiện ở các sông rạch của Thái Lan và Malaysia.

Đo chiều dài, gắn chip một con cá trà sóc nhỏ

Bảo tồn cá quý

Nhiều lão ngư cho rằng cá sọc dưa thịt ngon không thua gì cá anh vũ - loài cá tiến vua - mà hình dáng cá sọc dưa còn đẹp hơn. Về lý do vì sao ngày xưa loài cá này không nằm trong danh sách cá tiến vua, các lão ngư cho rằng có lẽ là vì… cái tên.
Những ngư dân ngày xưa đã chơi trò "láu cá" với vua, đặt cho loài cá này một cái tên xấu để vua khỏi chú ý, tưởng cá thường, không bắt họ phải săn lùng để tiến, như cá cóc là loài cá đen nhưng thịt thơm ngon không kém cá anh vũ, thậm chí có màu sắc trắng bóc, nhìn "quý phái" hơn cá anh vũ.
Lần theo chỉ dẫn của các ngư dân, chúng tôi tìm đến Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ tọa lạc ở xã An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) truy tìm tung tích loài cá lạ này.
Nghe chúng tôi tìm hiểu về cá sọc dưa, các cán bộ trung tâm vui vẻ cho biết tên khoa học của nó là Probarbus jullieni, các nhà khoa học gọi nó là tên trà sóc, trung tâm đang lưu giữ bầy cá quý bảo tồn nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo.
Thạc sĩ Thi Thanh Vinh, Trưởng bộ môn Sản xuất giống và Công nghệ, kiêm chủ nhiệm chương trình bảo tồn cá trà sóc thừa nhận trung tâm đang nuôi dưỡng trên 80 con cá trà sóc, trong đó con lớn nhất trên 18 kg, con nhỏ nhất dưới 0,5 kg. Năm 2005 trung tâm bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu, lưu giữ cá trà sóc. Mỗi con cá nuôi đều gắn chip, theo dõi quá trình tiến hóa, sinh trưởng...

Thạc sĩ Vinh khẳng định cá trà sóc thuộc nhóm cá đen, con lớn nhất trọng lượng khoảng 20 kg, thịt cá thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.
Ông Vinh kể: "Để thu gom được bầy cá này, chúng tôi làm việc rất gian nan, đi dọc theo các khúc sông lân la làm quen với các ngư dân ở đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền. Hỏi họ về cá trà sóc và khi ngư dân trả lời hay chỉ dẫn khúc sông nào, ngư dân nào thường bắt được cá chúng tôi vui mừng khôn xiết, có mặt ngay tại điểm đó. Ban đầu các ngư dân không rõ chúng tôi thu mua cá làm gì, nhưng nghe chúng tôi thuyết phục loài cá này gần như tuyệt chủng, phải nuôi giữ bảo tồn cho sinh sản nhân tạo thì họ vui vẻ hợp tác ngay. Do đó, ai vừa bắt được cá thì họ báo, chúng tôi tức tốc có mặt đưa cá về nếu chậm trễ chúng bị đuối sức chết thì rất tiếc".
Cùng với việc làm quen các ngư dân, các nhà khoa học đã lần mò tìm tới các ao nuôi cá. Kinh nghiệm cho thấy, trong mùa lũ các loài cá từ sông rạch bơi vào ao hồ nhà dân trú ẩn và khi nước rút bị mắc kẹt lại ở đó luôn. Quả thật, không ngoài dự đoán, có nhiều ao nuôi có cá trà sóc. Thông thường, chủ nhân của các ao nuôi này quý cá, nhưng nghe đến mục đích bảo tồn loài cá đều sốt sắng cho mượn, hay bán cá lại cho các nhà khoa học.

Theo thạc sĩ Vinh thì bầy cá trà sóc đang thích nghi với môi trường nuôi dưỡng nhân tạo và phát triển tốt. Các thông số, đặc điểm sinh thái của đàn cá, trung tâm đã nắm tường tận. Thạc sĩ Vinh chia sẻ: "Cá trà sóc nằm trong họ cá chép nên khả năng sinh sản cao, chuyện cho cá trà sóc đẻ nhân tạo thành công là chuyện trong tầm tay".

Nếu căn cứ vào phát biểu và niềm tin của các cán bộ thuộc Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thì việc loài cá bí ẩn có tên trong Sách đỏ nay mai lại xuất hiện trên sông rạch miền Tây chỉ còn là vấn đề thời gian. Và như thế, sông Mê Kông lại được trả về cho nó những thứ mà con người lâu nay vẫn tận diệt không một chút xót thương. Thiếu vắng những loài cá hiếm như cá trà sóc, cá hô, cá tra dầu... sông Mê Kông sẽ buồn tẻ, mất đi nhiều tính kỳ thú của dòng sông vang danh trên địa cầu.

Theo Thanh Niên
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ciisaigon.jpg
Views:	12
Size:	2.9 KB
ID:	321139  
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09311 seconds with 14 queries