Ngay sau phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông hôm qua 12/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đă ngay lập tức kêu gọi Trung Quốc tuân thủ và không hành động khiêu khích. Như vậy Trung Quốc rơ ràng đă thua toàn diện và có những biểu hiện tức tối bởi không có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào để bác bỏ được phán quyết này. Tuy nhiên người đứng đầu nhà nước Trung Quốc vẫn tỏ ra rắn mặt nhưng lộ rơ vẻ "cùn" khi khẳng định không tuân thủ phán quyết của PCA.
"Phán quyết ngày hôm nay của Ṭa án trong việc phân xử Philippines - Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có b́nh luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đă được thể hiện rơ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
"Phán quyết của ṭa án có tính ràng buộc"
"Mỹ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lănh thổ và hàng hải ở Biển Đông một cách ḥa b́nh, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá tŕnh giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Ṭa án từ tháng 10 năm ngoái, Ṭa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đă hành động trong phạm vi quyền hạn của ḿnh theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lư đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của ḿnh", thông cáo nhấn mạnh.
"Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách ḥa b́nh.
Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rơ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Luật biển, và làm việc với nhau để quản lư và giải quyết tranh chấp của họ.
Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lư của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực", thông cáo nêu rơ.
Lănh đạo Trung Quốc lại phát biểu sai trái
Trong khi đó, trên mạng Xă hội Twitter ASEAN quan điểm của tổ chức về Biển Đông là luôn nhất quán. “ASEAN cam kết tôn trọng các nguyên tắc đă được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Quan điểm của ASEAN về Biển Đông là nhất quán. Các quốc gia thành viên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC)”.
Bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ của Mỹ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục tỏ ra cứng rắn và ngoan cố. Theo Tân Hoa xă, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tuyên bố nước này “không chấp nhận bất kỳ đề xuất hay hành động nào” dựa trên phán quyết của PCA.
Vẫn với luận điệu sai trái, ông Tập khẳng định Biển Đông “là lănh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại” và “phán quyết không ảnh hưởng đến chủ quyền lănh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) trong bất kỳ t́nh huống nào”.
Bất chấp những phát ngôn sai trái đó, ông Tập vẫn mô tả Trung Quốc “luôn là người bảo vệ luật pháp Quốc tế và công lư, luôn đi theo con đường phát triển ḥa b́nh”, “cam kết đảm bảo ḥa b́nh và ổn định” trên Biển Đông….
Ṭa trọng tài thường trực (PCA) hôm nay ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lư.
Một trong những nội dung đầu tiên PCA đưa ra là Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông. “Không có cơ sở pháp lư nào để Trung Quốc đ̣i quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn”, phán quyết của toà cho hay.
Toà khẳng định dù ngư dân Trung Quốc từng đến một số đảo trong quá khứ, nhưng trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ "thực hiện quyền kiểm soát đặc quyền đối với vùng nước và nguồn tài nguyên xung quanh".
Therealtz © VietBF