Trung Quốc không chỉ áp đảo về số dân mà c̣n cả tiềm lực kinh tế. Hết thương hiệu này đến thương hiệu khác của Mỹ đang rơi vào tay Trung Quốc. Cùng vietbf khám phá nha.
Những cuộc đi săn tỷ USD
Theo tờ Bloomberg, trong tuần đầu tháng 5/2016, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Trung Quốc Anbang Insurance Group Co. đă quyết định mua lại chuỗi khách sạn hạng sang Strategic Hotels & Resorts (SHR) từ tập đoàn Blackstone Group với giá 6,5 tỷ USD.
Nếu giao dịch hoàn tất, đây sẽ là một vụ thâu tóm bất động sản (BĐS) lớn nhất của người Trung Quốc trên nước Mỹ. SHR hiện sở hữu hệ thống khách sạn Four Seasons tại bang Texas, thung lũng Silicon (California) và các khách sạn Intercontinental tại Miami và Chicago,...
Trung Quốc, Trung Quốc thâu tóm thế giới, chủ nợ thế giới, thị trường tài chính, nhân dân tệ, giấc mơ toàn cầu, made in China, Trung Quốc mua bất động sản Mỹ
Waldorf Astoria hotel ở New York rơi vào tay người Trung Quốc.
Trong khoảng 2 năm gần đây, Anbang nổi lên là gương mặt hàng đầu trong các vụ thâu tóm BĐS tại Mỹ, với việc tham gia hàng loạt cuộc chiến đấu giá thâu tóm các khách sạn như: Waldorf Astoria Hotel ở New York, Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc,...
Anbang nổi tiếng hơn trong cuộc chạy đua hồi đầu năm với Marriott trong thương vụ thâu tóm Starwood Hotels & Resorts, với mức giá lên tới gần 14 tỷ USD. Năm ngoái (2015), Anbang đă lập kỷ lục trong thương vụ mua khách sạn Waldorf Astoria tại trung tâm New York với giá 1,95 tỷ USD.
Tờ WSJ hồi đầu tháng 2/2016 xác nhận, tập đoàn HNA Group của Trung Quốc đă thâu tóm công ty phân phối phần mềm và phấn cứng lớn của Mỹ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD. Đây là thương vụ mới nhất trong chuỗi các hoạt động đầu tư, thâu tóm của các DN Trung Quốc tại Mỹ.
Bên cạnh Ingram, HNA Group c̣n thâu tóm hăng quản lư hành lư sân bay Swissport International trong năm 2015 và suưt thành công trong thương vụ mua sân bay London City Airport tại Anh.
Cũng theo WSJ, đầu năm 2016, tập đoàn hàng đầu của Mỹ General Electric (GE) đă chấp nhận bán mảng điện gia dụng cho một DN thuộc tập đoàn Haier của Trung Quốc với giá 5,4 tỷ USD. Thương vụ sẽ được hoàn tất trong quư II/2016.
Theo CNBC, trong 27 thương vụ M&A của người Trung Quốc nhắm tới DN Mỹ tính từ đầu năm tới nay, có 5 thương vụ trị giá tỷ USD. Tính chung, 27 thương vụ có trị giá hơn 33 tỷ USD, trong đó các thương vụ đă hoàn thành có tổng trị giá 7,5 tỷ USD, gấp khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo CNBC, BĐS Mỹ là mảng người Trung Quốc quan tâm nhất. Trong năm 2015, DN Trung Quốc chi 8,5 tỷ USD mua BĐS thương mại, gần 28,6 tỷ mua nhà ở. Dự kiến con số này sẽ tăng lên tương ứng 20 và 50 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Asia Society, ḍng tiền đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào BĐS Mỹ chưa tính các dự án mới, có thể lên tới 218 tỷ USD giai đoạn 2016-2020.
Trung Quốc hóa thương hiệu Mỹ
Không chỉ về số lượng, điều đáng lưu ư là quy mô của các thương vụ mà Trung Quốc thâu tóm DN Mỹ tăng lên qua từng năm. Giá trị trung b́nh các thương vụ thành công tính từ đầu năm tới nay lên tới 1,5 tỷ USD, cao gấp 8 lần năm trước.
Trên thực tế, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại, nhưng nhà đầu tư nước này lại đang dồn ḍng vốn tỷ USD sang Mỹ. Người Trung Quốc đang đổ dồn tiền vào BĐS ở các thành phố lớn của Mỹ, tập trung vào New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Seattle, Miami, Las Vegas,...
Ngoài BĐS, người Trung Quốc c̣n tấn công vào những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, những tập đoàn mang tính chất biểu tượng của nước Mỹ như: General Electric, Chicago Stock Exchange, tập đoàn xây dựng Terex,...
Một tờ báo hàng đầu tại Mỹ thậm chí c̣n nghi ngờ về khái niệm “Made in America” và cho rằng, khái niệm này đang chuyển dần thành “Made by China... in America" (Hàng Trung Quốc... sản xuất ở Mỹ). Theo tờ báo này, các NĐT Trung Quốc hiện tăng cường thâu tóm các doanh nghiệp tại Mỹ, tài sản tại Mỹ và xu hướng này khiến người Mỹ lo ngại.
Sự lo ngại của người Mỹ là dễ hiểu, bởi chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu hàng đầu của Mỹ đă và sắp rơi vào tay người Trung Quốc. Người Trung Quốc c̣n đang tấn công vào nền kinh tế Mỹ thông qua các định chế tài chính, các thị trường tài chính quan trọng.
Theo một báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Asia Society and the Rosen Consulting Group, tính tới cuối 2015, có ít nhất 350 tỷ USD có nguồn gốc từ Trung Quốc được bơm vào BĐS, vào các dự án đầu tư tại Mỹ.
Cũng theo báo cáo, ḍng vốn của Trung Quốc vào BĐS có thể không nhạy cảm về chính trị và an ninh quốc gia bằng vốn vào lĩnh vực công nghệ và viễn thông, tuy nhiên lại tác động tới nhiều người, ảnh hưởng nhiều tới các cộng đồng dân cư và nhà làm luật ở các mức độ khác nhau.
Gần đây, theo Rhodium Group, đă có những bằng chứng rơ ràng về t́nh trạng người Mỹ mất việc, nhất là ở một số lĩnh vực yêu cầu kỹ năng thấp là do sự nổi lên và sự có mặt của các nhà đầu tư Trung Quốc. Tổ chức này cũng ước tính, có khoảng 90 ngàn người Mỹ đang làm việc tại các DN tại nước này nhưng do người Trung Quốc quản lư.
Với nhiều người Mỹ, điều đáng buồn là: hàng hóa Trung Quốc vốn trước kia sản xuất ở Trung Quốc nay đang được sản xuất bởi chính người bản địa tại Mỹ.
vietbf @ sưu tầm