Cuộc đua vào nhà Trắng giờ thực chất chỉ có 2 ứng viên. Cho tới giờ, đă có nhiều lư do cho thấy bà Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Liệu điều này có thành sự thực?
Có nhiều lư do hậu thuẫn nhận định rằng bà Hillary Clinton có cơ hội đắc cử Tổng thống Mỹ, trong đó có truyền thống của hệ thống chính trị Mỹ cũng như các chi tiết cụ thể của quá tŕnh bầu cử tổng thống Mỹ.
Bà Hillary Clinton cùng chồng và con gái mừng chiến thắng trong bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ. Ảnh Reuters
“Con vua rồi lại làm vua...”
Tuy được coi là một nền dân chủ, nhưng trong lịch sử hơn 200 năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vẫn có nhiều trường hợp “con vua rồi lại làm vua”.
John Adams Jr. từng là tổng thống Mỹ trong giai đoạn 1797-1801. Con trai ông là John Quincy Adams đắc cử chức Tổng thống thứ 6 của nước Mỹ trong giai đoạn 1825-1829. Tướng về hưu William Harrison qua đời một tháng sau khi trở thành Tổng thống Mỹ vào ngày 4 /4/ 1811. Cháu nội của ông là Benjamin Harrison đă trở thành tổng thống Mỹ vào năm 1889.
Zachary Taylor, người đă được bầu làm tổng thống Mỹ năm 1849, vốn là cháu trai đầu của James Madison, Tổng thống thứ 4 của nước Mỹ (1809-1817). Tổng thống Franklin Roosevelt có họ hàng xa với Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt trong gian đoạn 1901-1909.
Barbara Pierce-Bush, Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Mỹ thứ 41 George H.W. Bush vốn là hậu duệ của Franklin Pierce, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ. Bà này thiếu chút nữa là trở thành mẹ của hai vị tổng thống Mỹ, nhưng cậu nhỏ Jeb Bush đă rút khỏi cuộc đua tổng thống hiện nay.
Hệ thống bầu cử tổng thống Mỹ "chẳng giống ai"
Một trong những nét “dị biệt” nhất của hệ thống bầu cử Mỹ là một ứng cử viên có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngay cả khi ông này giành được ít phiếu ủng hộ phổ thông hơn đối thủ của ḿnh.
Trường hợp đáng chú ư nhất là trường hợp ứng viên George W. Bush tái đắc cử tổng thống năm 2004, mặc dù ứng viên Dân chủ John Kerry thắng về đa số phiếu phổ thông.
Vấn đề là ở chỗ công dân Mỹ không được phép trực tiếp bầu tổng thống. Thay vào đó, họ chỉ có quyền bầu ra “đại cử tri”. Ứng cử viên nào nhận được đa số tuyệt đối lá phiếu của đại cử tri (hiện bằng hoặc hơn 270 phiếu), người đó sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Hệ thống bầu cử Mỹ cho phép một bang có dân cư thưa thớt được hưởng tỷ lệ “đại cử tri” cao hơn nhiều so với bang khác có dân cư đông đúc gấp bội. Ví dụ, bang Wyoming có dân số gần 600.000 người lại được phân bổ 3 “đại cử tri”, trong khi bang Texas với dân số 27,5 triệu người chỉ có 38 “đại cử tri”.
Một vấn đề khác là trừ hai bang Maine và Nebraska, các bang khác lại áp dụng cơ chế “được ăn cả, ngă về không”. Theo qui chế này, một ứng viên tổng thống chỉ cần giành đa số phiếu bầu ở một bang là có quyền giành trọn số lượng “đại cử tri” được phân bổ cho bang đó.
Theo một cuộc điều tra của Viện Gallup, có 59-62% công dân Mỹ muốn bầu tổng thống trực tiếp (phổ thông đầu phiếu). Tuy nhiên, đề xuất phổ thông đầu phiếu đă bị Thượng viện Mỹ chặn lại trong năm 1970.
Cách đây 10 năm, một số bang ở Mỹ đă đề nghị áp dụng qui chế bầu cử mới, trong đó đảm bảo rằng ứng viên nào giành được nhiều phiếu phổ thông nhất trên toàn quốc, người đó sẽ được bầu làm tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được thông qua.
Ứng viên-tỷ phú Donald Trump vấp phải "thù trong, giặc ngoài"
Nh́n chung, hệ thống bầu cử hiện nay là ưu đăi tầng lớp thượng lưu chính trị Mỹ bởi v́ nó khiến cho các ứng cử viên không mong muốn bị đẩy ra ŕa cuộc đua. Ngay cả khi một người đă trở thành ứng viên mặc định của một đảng (như tỷ phú Donald Trump trong cuộc đua giành quyền đề cử của Đảng Cộng ḥa), hệ thống bầu cử này vẫn có thể khiến người đó thất bại.
Hiện thời, các nhà lănh đạo chủ chốt của Đảng Cộng ḥa tỏ ư không ủng hộ “ứng viên tổng thống mặc định” Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Hai vị tổng thống Cộng ḥa gần đây nhất (Tổng thống George H.W. Bush và con trai là Tổng thống George W. Bush) cùng nhiều quan chức khác của đảng đă tuyên bố họ không có ư định ủng hộ ứng viên tổng thống “chẳng giống ai” Donald Trump.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho biết ông "chưa sẵn sàng" ủng hộ ứng viên Donald Trump. Ông Ryan phản đối tuyên bố của tỷ phú Donald Trump về việc tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh và cũng bất đồng với tỷ phú này về chính sách đối ngoại cũng như những vấn đề thương mại của nước Mỹ.
Người ta không loại trừ khả năng những người chống đối ứng viên Donald Trump trong phe Cộng ḥa không chịu đi bỏ phiếu, hoặc thậm chí c̣n bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton, ứng viên nặng kư của phe Dân chủ.
Tuy chưa được mỗi đảng (Dân chủ và Cộng ḥa) đề cử chính thức, nhưng nhiều cuộc khảo sát cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump trong cuộc bầu cử chọn nhân vật kế nhiệm Tổng thống Barack Obama, người sẽ rời nhiệm sở vào tháng 1/2017.
Các thành viên của gia đ́nh Bush và Clinton đă thay nhau làm Tổng thống Mỹ tổng cộng 20 năm, từ năm 1989 đến năm 2009. Theo truyền thống chính trị Mỹ, có nhiều khả năng cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.