Gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra trong hệ Mặt trời bỗng xuất hiện một thiên thạch siêu cổ, có lịch sử bằng với tuổi Trái đất đang lang thang. Phát hiện này đã giúp cho các nhà khoa học có cơ hội hiểu sâu hơn về sự hình thành của Trái đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Cách đây 4,5 tỷ năm, trong quá trình hình thành nên Trái Đất và những hành tinh đất đá khác, một số khối vật liệu đã bị văng vào đám mây tinh vân Oort (một đám mây bụi khí băng bao quanh phần rìa của hệ Mặt Trời). Do không bị ảnh hưởng nên các khối vật chất này vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn vĩnh viễn trong các khối băng và bắt đầu chuyến du hành trong vũ trụ lạnh giá. Bây giờ, các nhà thiên văn học phát hiện rằng 1 trong số những khối vật chất này đã lần đầu quay trở lại đám mây Oort của hệ Mặt Trời.
Olivier Hainaut, nhà thiên văn học thuộc tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Nam bán cầu cho biết: "Đây thật sự là một tin rất thú vị bởi nó có thể là một mảnh vụn của những vật liệu từng hình thành nên Trái Đất." Với tên gọi PANSTARRS, vật thể này được quan sát lần đầu vào năm 2014 bởi Pan-STARRS1, chiếc kính thiên văn dùng để xác định sao chổi và những tiểu hành tinh gần Trái Đất. Ngay sau khi PANSTARRS được phát hiện và tính toán quỹ đạo, Hainaut và các đồng nghiệp đã phát hiện rằng thiên thạch này có rất nhiều điểm đặc biệt.
Hình dạng quỹ đạo của thiên thạch này một sao chổi dài hạn điển hình, nó có phần thân rơi vào bên trong của hệ Mặt Trời từ đám mây Oort. Tuy nhiên các sao chổi từ đám mây Oort thường hướng về Mặt Trời, tạo nên một cái đuôi dài chứa đầy băng và bụi đá. Tuy nhiên PANSTARRS thì không có đặc điểm đó. Nhận thấy lạ, các nhà nghiên cứu quyết định dùng đài quan sát Very Large Telescope ở Chile để quan sát gần hơn và càng có nhieeyf phát hiện hơn.
bằng cách nghiên cứu ánh sáng mờ do PANSTARRS phản chiếu ra, Hainaut và các đồng nghiệp phát hiện rằng nó không chỉ có băng mà còn có cả vật chất đất đá. Vè thành phần, nó là một thiên thạch cổ kiểu S-Type, tương tự nhưng những thiên thạch chính ở vành đai sao Hỏa và sao Mộc. Hainaut cho biết: "Nếu bạn cho tôi thấy quan phổ, tôi có thể nói rằng đây là một tiểu hành tinh ngu ngốc. Nếu bạn cho tôi xem quỹ đạo, tôi sẽ nói đây là một sao chổi dài hạn điển hình. Nhưng bạn không ngờ rằng sẽ phát hiện ra một thiên thạch đất đá từ quỹ đạo đám mây Oort."
Cách đây không lâu, lời giải thích khả dĩ có thể là thiên thạch này đã bị văng vào đám mây Oort trong khoảng thời gian gần đây, trước khi rơi trở lại bên trong hệ Mặt Trời. Nhưng giả thuyết này đã sớm bị cho là không phù hợp và Hainaut giải thích rằng: "Khi bạn quan sát nó cẩn thận hơn, phổ của nó cho thấy rằng những loại đất đá trên đó hoàn toàn chưa bị nung nóng bởi Mặt Trời và chúng vẫn còn đang nguyên thủy."
Và do đó, các nhà thiên văn học cho rằng PANSTARRS đã được hình thành trong hệ Mặt Trời trước khi bị văng vào đám mây Oort như một hành tinh đất đá. Đây chính là đặc điểm cho phép suy đoán rằng có thể vật chất trên thiên thạch này đã hình thành nên Trái Đất, Sao Kim, Sao Thủy hoặc sao Hỏa. Người dẫn đầu nghiên cứu quan sát lần này, Karen Meech tại Đại học Hawaii cho biết: "Đây là một thiên thạch chưa bị nung nấu bởi Mặt Trời đầu tiên mà chúng ta từng tìm thấy: nó đã được bảo quản cực kỳ tốt trong chiếc tủ đông vũ trụ."
Với các đặc điểm độc đáo của PANSTARRS, giờ đây các nhà thiên văn học hy vọng rằng có thể tìm thêm nhiều vật thể giống như vậy. Vẫn còn nhiều giả thuyết khác nhau về cách hình thành Hệ Mặt Trời và các giả thuyết này đều đưa ra những dự đoán khác nhau về tỷ lệ băng trên các vật thể đất đá trong đám mây Oort. Hainaut cho biết: "Tùy thuộc vào cách các hành tinh di chuyển mà số lượng các vành đai tiểu hành tinh trong đám mây Oort cũng thay đổi đáng kể. Chỉ cần đếm số lượng các vật thể này và thống kê, chúng ta có thể biết được giả thuyết nào đúng hoặc sai."
PANSTARRS hiện đã bay qua điểm gần nhất với Mặt Trời và bây giờ đang trên đường trở lại khu vực ngoài hệ Mặt Trời. Nhưng nếu chúng ta may mắn, 1 trong những người anh em sinh của nó có thể bay qua gần Trái Đất, cho phép các nhà thiên văn học có thể quan sát chi tiết vào thành phần của nó. Khi đó, chúng ta sẽ biết được chính xác các điều kiện hình thành nên hành tinh và từ đó, lịch sử hình thành Trái Đất sẽ được đưa ra ánh sáng.
vietbf @ sưu tầm