VBF-Mới đây trong tuyên bố mới nhất của ḿnh ông ngoại trưởng Nga đă có những lời gây sốc cho quốc tế.Theo đó, Nga và TQ luôn sát cánh bên nhau trong vấn đề biển đông và chính thức ủng hộ cách làm của TQ.
Đây là lần thứ ba trong ṿng gần 3 tuần qua, kể từ 12/4, ông Lavrov đưa ra các tuyên bố thể hiện lập trường ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
Tuyên bố của Nga gồm 2 điểm: Không ủng hộ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, và ủng hộ lập trường của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên.
Nhà báo Kiều Tỉnh, nguyên Trưởng phân xă Thông tấn xă Việt Nam tại Bắc Kinh, lư giải việc Nga liên tục lên tiếng ủng hộ Trung Quốc không nằm ngoài nỗ lực bảo đảm đạt được các thỏa thuận kinh tế khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc vào mùa hè này.
Hồi năm 2014, Nga-Trung đă kư hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD, nhưng việc thực hiện cho đến nay vẫn đ́nh trệ, trong khi nền kinh tế Nga ngày càng vấp nhiều khó khăn do bị phương Tây cấm vận.
Năm nay, Điện Kremlin kỳ vọng các thỏa thuận sẽ mang tính thực chất hơn và giúp Nga tháo gỡ được các khó khăn.
Ông Kiều Tỉnh b́nh luận: "Trên thực tế là ngay cả khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra các phát ngôn được hiểu là ủng hộ Trung Quốc, nước này vẫn phải thắt chặt các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á."
Điển h́nh là chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Nga Gazprom Alexey Miller hôm 26/4, cùng kế hoạch trong năm 2016 sẽ đạt được mức dự kiến khai thác khí đốt ở Việt Nam đến 2 tỷ mét khối.
Theo ông Kiều Tỉnh, một nguyên nhân khác thúc đẩy Bắc Kinh t́m cách lôi kéo để Nga đưa ra tuyên bố ủng hộ, là bởi lo ngại vấn đề biển Đông sẽ được lănh đạo các nước phương Tây nêu ra tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9 tới, gây bất lợi lớn cho nước này.
Ngoài ra, trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới, Ṭa trọng tài thường trực (PCA) The Hague sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện biển Đông mà Philipines là nguyên đơn chống lại Trung Quốc.
Nhiều khả năng, phán quyết này sẽ bác bỏ tuyên bố chủ quyền theo "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra trên biển Đông.
"Trong bối cảnh gần như bị cô lập hoàn toàn ở biển Đông, Trung Quốc hầu như không c̣n 'bám víu' được vào đâu, ngoài Nga và một số quốc gia Đông Nam Á và các nước ở khu vực khác vốn không có lợi ích trên biển Đông.
Tuy nhiên, tiếng nói của các nước này cũng không mang nhiều ư nghĩa.
Trong khi đó, về mặt kinh tế, có thể nói Nga hiện nay không thể dựa vào đối tác lớn nào khác ngoài Bắc Kinh."
Ông Kiều Tỉnh chỉ ra, quyền lợi của Nga ở biển Đông không quá lớn, chủ yếu nằm ở mảng khai thác dầu và khí đốt do tập đoàn Gazprom đứng đầu. Ngay cả khi Vương Nghị sang thăm Nga th́ Moscow vẫn tuyên bố tiếp tục hợp tác khai thác dầu khí ở biển Đông.
Có thể thấy lập trường của Nga (về biển Đông) rất lấp lửng, bởi Moscow buộc phải tuyên bố như vậy (ủng hộ Trung Quốc-PV).
"Vấn đề biển Đông trên thực tế đă được quốc tế hóa rồi, chứ không phụ thuộc vào sự phản đối của Nga.
Trong vấn đề quốc tế hóa này, quyền lợi của Nga thực ra rất ít, mà chủ yếu là Mỹ và đồng minh cùng các đối tác.
Do đó, tuyên bố của Nga không có ǵ đáng ngạc nhiên, và chỉ có ư nghĩa đối với Trung Quốc chứ không mang nhiều giá trị đối với các bên khác," ông nói.
- Ngày 12/4, trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công du Mông Cổ-Nhật Bản-Trung Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố "cần dừng lại mọi hành vi can thiệp vào hoạt động đàm phán trực tiếp của các bên liên quan ḥng quốc tế hóa (vấn đề biển Đông)".
- Ngày 18/4, hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow, ông Lavrov tái khẳng định tuyên bố trên.
|