Người TQ đang tự giết chết ḿnh…
Đây là cái giá mà TQ phải trả?
Âu cũng phải thôi!
Đa phần những vụ bắt cóc trẻ em ở Trung Quốc đều do băng đảng lớn và có tổ chức thực hiện
Cư dân mạng ở Trung Quốc đang xôn xao trước một đoạn video được dàn dựng nhằm nêu bật, cũng như báo động, t́nh trạng bắt cóc trẻ em cùng căn bệnh vô cảm với cái ác ở nước này.
“200.000 trẻ mất tích/năm”
Đoạn video dài gần 4 phút nói trên chiếu cảnh một thanh niên (tác giả đoạn video - gọi là DapengPrank, 20 tuổi) tóm lấy một cậu bé, giả vờ xịt thuốc mê, rồi bế nạn nhân chạy đi. Cảnh bắt cóc giả nói trên được thực hiện trên đường phố đông đúc, tại công viên, bên trong và ngoài một khu mua sắm nhưng không có người chứng kiến nào đuổi theo hoặc ra tay ngăn chặn “kẻ bắt cóc”.
“Trong cuộc thử nghiệm, người ta chỉ nh́n mà không làm ǵ để ngăn cản tôi. Cho dù lư do có là ǵ th́ chúng ta vẫn phải suy nghĩ nghiêm túc về nó ” - tác giả kêu gọi trong thông điệp xuất hiện vào cuối đoạn video. Người sử dụng mạng xă hội Sina Weibo lập tức lên tiếng chỉ trích phản ứng của những người trong đoạn video. Một cư dân mạng thắc mắc làm thế nào họ lại “máu lạnh” và “thờ ơ” với cái ác như thế.
Một cảnh bắt cóc được dàn dựng trong đoạn video của DapengPrank. Ảnh: MIRROR
Bắt cóc, buôn bán trẻ em đang là vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc song chính quyền lại chưa quan tâm đúng mức đến tội ác này. Thông điệp mở đầu đoạn video trên thu hút nhiều chú ư với con số gây sốc: “Khoảng 200.000 trẻ em mất tích ở Trung Quốc mỗi năm. Chỉ có 1% số trẻ này có thể được t́m thấy”. Đây chính là thông tin được lấy ra từ một bản tin của Đài Phát thanh Nhân dân trung ương Trung Quốc (CNR) hồi năm 2013.
Ngoài thông tin này, hầu như không có số liệu chính thức nào khác về con số trẻ em bị mất tích ở Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính khoảng 20.000 trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc mỗi năm, nhưng con số trên thực tế nhiều hơn.
Đông Nam Á lo lắng
Trong một vụ đ́nh đám được đưa tin hồi tháng 6-2012, một nhóm 36 người bắt cóc 223 trẻ nhỏ tại tỉnh Vân Nam, sau đó bán ở tỉnh Hà Nam khoảng cuối năm 2009 đến tháng 8-2010. Theo biên tập viên Charles Custer của trang Tech in Asia, người từng dựng phim tài liệu về hành tŕnh t́m kiếm cha mẹ ruột của những đứa trẻ bị bắt cóc ở Trung Quốc, “đa phần những vụ bắt cóc trẻ em đều do băng đảng lớn và có tổ chức thực hiện”.
Trong khi đó, các tổ chức chống buôn người ở Đông Nam Á ngày càng chú ư đến Trung Quốc. Truyền thông quốc tế gần đây đăng tải không ít tin bài về nạn buôn người ở Trung Quốc và Đông Nam Á, trong đó có thị trường cô dâu ở Trung Quốc, lao động cưỡng bức trên tàu đánh cá, t́nh trạng ngược đăi người lao động không có giấy tờ…
Chính sách một con, cộng với quan điểm trọng nam khinh nữ, là những yếu tố khiến nhiều nam giới Trung Quốc không thể cưới được vợ, mở đường cho những kẻ môi giới hôn nhân đưa phụ nữ Đông Nam Á vào nước này trái phép. Bọn buôn người hứa hẹn giúp những phụ nữ này t́m được công việc tốt nhưng rồi buộc họ kết hôn với đàn ông ế vợ ở vùng hẻo lánh.
Theo nhà nhân chủng học David Feingold ở Thái Lan - người nghiên cứu về nạn buôn người gần 20 năm qua - những kẻ buôn người thường là những nhóm nhỏ và có liên kết lỏng lẻo, không giống như đường dây ma túy. V́ thế, rất khó xác định số lượng cũng như lai lịch nạn nhân, cũng như đánh giá được cuộc chiến chống buôn người tiến triển đến đâu tại Trung Quốc và Đông Nam Á.
Mua trẻ giá ngàn USD
Bắt cóc trẻ em bị xem là mặt tối của chính sách một con mới bị băi bỏ ở Trung Quốc. Giá “bán” một bé gái trên chợ đen ở nước này vào khoảng 9.250 USD, c̣n bé trai là 12.350 USD, theo thông tin vào tháng 1-2015 đăng trên cổng thông tin Tecent. Những cặp vợ chồng nước ngoài muốn nhận nuôi trẻ Trung Quốc một cách hợp pháp cần phải chi đến 5.500 USD cho các cơ quan hữu trách.