Sau những phát ngôn về những vấn đề bất ổn tại Mỹ, Donald Trump đă trở thành một hiện tượng chính trị của Mỹ và và cả báo chí thế giới.
Trung Quốc vốn không can thiệp vào nội bộ nước khác. Tuy nhiên, vào thời gian gần đây, báo chí nước này liên tục phê phán những phát ngôn của ông Trump.
Ông Trump chỉ trích Trung Quốc
Trung Quốc là một trong các đề tài ưa thích của ứng cử viên Donald Trump. Rất nhiều dịp, ông ta vừa phê phán Trung Quốc vừa kết hợp phê phán chính quyền Obama mềm yếu trong chính sách với Trung Quốc.
Trong một số bài diễn văn tranh cử, ông Trump từng đổ lỗi cho Trung Quốc đă cướp mất việc làm của người Mỹ và không tuân theo luật lệ.
Ông Trump cam kết sẽ áp thuế 45% lên các mặt hàng Trung Quốc để bù vào sự phá giá của đồng nhân dân tệ. Ông Trump tuyên bố: “Họ đang phá giá tiền tệ và họ đang giết chết các công ty của chúng ta. Chúng ta đang để cho họ sổng mất với chuyện đó. Chúng ta không thể để cho họ chạy thoát được”.
Trên trang web của ḿnh, ông Trump hô hào: “Sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu rơ ràng cho Trung Quốc và các quốc gia ở châu Á và trên thế giới thấy rằng Mỹ đang quay trở lại trong việc lănh đạo toàn cầu”.
Trung Quốc phản pháo
Truyền thông Trung Quốc đă có cách trả đũa. Nhật báo Oriental bản tiếng Trung của Hồng Kông hồi tháng 2 năm nay cho biết, Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă chỉ thị cho truyền thống nước này cấm đưa tin về các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, mà chỉ tập trung đưa các tin tiêu cực, giật gân của cuộc bầu cử mà thôi.
Cuộc vận động tuyển cử của ông Trump quả thật không ít chuyện giật gân.
Một bài viết đăng trên trang mạng ChinaNews.com gọi ông Trump là “một tay tài phiệt Mỹ ưa khoe khoang”, và viết như sau: “Hiện ít có người tin là ông Trump sẽ được đảng Cộng ḥa đề cử chứ chưa nói đến chuyện thắng cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, với tư cách một ứng cử viên lắm của nhiều tiền, nếu ông đổ hàng triệu USD vào chiến dịch vận động truyền h́nh, cộng thêm với tiếng tăm sẵn có và tài hùng biện của ông, điều không thể chối căi, sẽ làm cho chiến dịch tranh cử của đảng Cộng ḥa càng khó có thể tiên liệu được. Hăy chờ xem”.
Ngày hôm qua, 14/3, tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ san của Nhân dân Nhật báo, đă chính thức vào cuộc với một bài b́nh luận chỉ trích Donald Trump một cách gay gắt.
Tờ báo nhắc nhở mọi người rằng Mussolini (Nhà độc tài phát xít người Ư) và Hitler (nhà độc tài phát xít người Đức) đă lên cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử. Bây giờ, một ứng cử viên “cực đoan và phát xít một cách kinh dị” đă nổi lên tại nước Mỹ. Điều này làm cho người ta thấy dân chủ chẳng phải là một ư tưởng tốt đẹp ǵ.
Đề cập đến cuộc ẩu đả giữa những người ủng hộ của Donald Trump và ứng cử viên đối lập (TNS Bernie Sanders) tại Chicago, tờ báo cho rằng, Trump đă mở toang chiếc Hộp Pandora (tức là mở ra những điều xấu xa – TG). Thời báo hoàn cầu miêu tả sự nổi lên của Trump nhờ “to mồm” và dùng “những điều hoàn toàn mị dân” để kích động dân chúng. Mặc dù có những điều hứa hẹn của các ứng cử viên, người Mỹ biết rằng bầu cử chẳng thay đổi ǵ cuộc sống của họ, vậy th́ tại sao lại không ủng hộ Trump chứ?”
Theo tờ báo, từ bài học về sự nổi lên của Mussolini và Hitler, các nhà phân tích tin rằng hệ thống bầu cử Mỹ sẽ ngăn chặn Trump thắng cử, làm cho “tiến tŕnh (bầu cử) tuy đáng sợ nhưng không nguy hiểm”.
Không riêng truyền thông Trung Quốc chỉ trích ông Trump, Mexico cũng gọi ông này là phần tử “phát xít”; báo chí châu Âu th́ gọi ông ta là kẻ “phân biệt chủng tộc”. Đảng Cộng ḥa đang tập hợp lực lượng để ngăn chặn ông Trump được đề cử.
Vào cuộc chơi chính trị lớn, không tránh khỏi người yêu kẻ ghét. Nhưng, không nghi ngờ ǵ, Donald Trump đă trở thành một hiện tượng của chính trị Mỹ và của báo chí thế giới năm 2016.
VietBF© Sưu tập