VBF-Chì là kim loại nặng có chứa nhiều độc tố gây ra căn bệnh ung thư. Trong các loại bát đĩa kém chất lượng thường có tỷ lệ chì rất cao vì vậy chúng ta cần chú ý trước khi mua.Tình trạng nhiễm chì cao trong cơ thể của người Việt một phần là do ô nhiễm chì có trong không khí, trong nước uống và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.
Trong khi các nhà khoa học ra sức cảnh báo chì có khả năng tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe thì trên thị trường hiện vẫn có rất nhiều mặt hàng nhiễm chì bày bán công khai, đặc biệt là các mặt hàng bát đĩa gốm sứ.
Đặc biệt, nhiều nhà khoa học khuyến cáo, bát đĩa gốm sứ mà người Việt sử dụng hàng ngày cũng góp phần đưa một lượng chì lớn vào trong cơ thể. Vì thế bạn hãy biết cách để nhận biết những bát đĩa có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép, tránh gây hại tới sức khỏe cả nhà!
Cách nhận biết bát đĩa nhiễm chì:
– Dùng dấm để thử sản phẩm gốm sứ nhiễm chì: Đựng giấm vào sản phẩm bát đĩa bằng gốm sứ, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm bị đổi màu thì có khả năng chứa tạp chất.
– Thử tiếng vang của sản phẩm thủy tinh để phát hiện sản phẩm nhiễm chì: Sản phẩm thủy tinh có chứa chì tiếng kêu rất vang, đồ không có nhiễm chì tiếng kêu đục và nhỏ hơn.
– Ngoài ra, các bà nội trợ chú ý mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, không có hoa văn sặc sỡ, không có hoa văn trong lòng chứa thức ăn. Không dùng bát đĩa gốm sứ để nấu chín thức ăn trong lò vi sóng, không đựng thức ăn có axit…
- Tăng cường sắt, vitamin C, canxi... trong chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm độc chì.
Nên làm gì để hạn chế nhiễm độc chì?
Mặc dù khả năng phơi nhiễm chì rất cao nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh bằng các biện pháp tích cực.
- Trong sản xuất: Các nhà máy cần có hệ thống thông hơi tốt, hút hơi, hút mùi để giảm nồng độ chì trong không khí.
- Trong công nghiệp nấu chì: Cần đảm bảo an toàn lao động, tuyệt đối không ăn uống hay sử dụng nguồn nước tại nơi sản xuất các loại: bình ác – quy, ô tô, thuốc nhuộm...
- Vì chì có trong sơn nhà nên bạn nên chọn các loại sơn trong nhà và ngoài trời không chứa chì và thủy ngân.
- Khi sử dụng các vật dụng: bình thủy tinh, gốm, pha lê...có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhiễm độc chì.
- Với các sản phẩm làm đẹp: kem dưỡng da, son môi... nên cẩn trọng trước khi mua...
- Không nên mua những loại đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, có màu sắc sặc sỡ, chất liệu nhựa...
Mẹo nhận biết sản phẩm nhiễm chì
- Khi đi mua các đồ dùng bằng gốm sứ nên mang theo một ít dấm ăn. Cho dấm ăn vào sản phẩm định mua, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không mua. Hoặc không, bạn có thể cho một ít nước vào chỗ không tráng men, nếu sản phầm hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt, nếu bát không hút nước là bát tốt.
- Với đồ thủy tinh, bạn có thể thử bằng cách lắng tiếng vang. Hàng có chứa chì tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai, còn với đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.
|