Với những vũ khí hàng khủng của ḿnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang liên tiếp tung ra quân át chủ bài để xoay chuyển t́nh thế trước Phương Tây. Thậm chí điều này có thể dẫn tới sự thay đổi trong các mối quan hệ trên thế giới, khiến Mỹ Âu lo ngại, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ… mừng thầm.
Dồn dập “chào” hàng
Tờ Business Insider ngày 12/11 cho biết, Nga đă “vô t́nh” để lộ bản thiết kế tàu ngầm hạt nhân trên truyền h́nh trong cuộc họp giữa Tổng thống Vladimir Putin với quan chức quốc pḥng. Nó cho thấy, Nga có thể sẽ phát triển loại vụ khí có khả năng vượt qua radar của NATO, vượt qua các hệ thống pḥng thủ tên lửa của phương Tây và có sức tàn phá nghiêm trọng đối với các quốc gia ven biển.
Phát biểu trong chính cuộc họp này, ông Putin cho biết Nga sẽ đáp trả chương tŕnh pḥng thủ tên lửa của NATO bằng cách triển khai vũ khí mới có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa. Hệ thống này có thể sẽ được triển khai trong năm nay.
Nga lộ bí mật quân sự.
Theo nhiều hăng tin, tàu ngầm trong thiết kế vừa bị lộ của Nga có hệ thống ngư lôi hạt nhân có thể hoạt động trong phạm vi 10.000km và độ sâu 1km. Vũ khí này có khả năng gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng trong vùng biển đối phương, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế và quốc pḥng trong một thời gian dài.
Trong gần 2 tuần qua, hàng loạt các thông tin cũng cho thấy, Nga sẽ giao những hệ thống tên lửa phong không tối tân S-400 đầu tiên cho Trung Quốc trong khoảng một năm nữa; Nga đang đàm phán bán hệ thống này cho Ấn Độ và đang hoàn tất hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 10 tỉ USD cho Saudi Arabia.
Hồi đầu tháng 11, DN xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport cũng tiết lộ thông tin cho biết, nước này đă và đang cung cấp cho Iran các hệ thống tên lửa pḥng không và nhiều loại thiết bị vô tuyến điện tử.
Nga đang nổi lên là một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho thế giới, tập trung vào các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Algeria, Venezuela, Iraq… và sắp tới có thể là các nước Trung Đông vốn là đồng minh của Mỹ.
Nhiều khả năng, Ấn Độ có thể kư hợp đồng mua và thuê vũ khí lên tới cả chục tỷ USD từ Nga trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12/2015.
Thế giới sẵn sàng chi tiền mua vũ khí Nga.
Chiến dịch chống IS tại Syria từ cuối tháng 9 khiến vũ khí Nga ngày càng nổi tiếng. Hàng loạt các quốc gia đă và đang đàm phán với Nga để kư các hợp đồng mua bán vũ khí. Và Nga đang mở rộng hợp tác với nhiều nước châu Á như: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam…
Khuấy đảo phương Tây
Trong hơn một thập kỷ dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga đă khiến thế giới ngỡ ngàng không chỉ v́ phát triển kinh tế ấn tượng mà c̣n duy tŕ và thúc đẩy ngành công nghiệp truyền thống vũ khí lên một tầm cao mới.
Thời gian gần đây, nước Nga đang ch́m trong khó khăn do giá dầu thế giới tụt giảm và chịu tác động của các lệnh cấm vận của phương Tây. Nhưng Nga đang trở lại.
Thế giới nh́n thấy quy mô ngành công nghiệp vũ khí của Nga gia tăng mạnh mẽ. Xuất khẩu vũ khí tăng trưởng ấn tượng và hứa hẹn c̣n tăng mạnh do sự quan tâm và nhu cầu của thế giới rất lớn.
S-400 vũ khí vô đối của Nga.
Đây là một sự thay đổi mà có lẽ nhiều nước phương Tây lo ngại. Thay v́ bán dầu ở mức giá cao thu thặng dư hàng trăm tỷ USD cho ngân sách, Nga đang triển khai bán siêu vũ khí một cách ồ ạt, từ Trung Quốc cho tới cả các đồng minh thân thiết hàng đầu của Mỹ ở khu vực Trung Đông.
Tờ Ibtimes cho biết, Trung Quốc đă trở thành nước đầu tiên mua được hệ thống tên lửa pḥng không vô đối, có thể hạ bất cứ mục tiêu trên không nào S-400 Triumf sau khi kư hợp đồng được với DN xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport hồi tháng 9/2014, với giá trị hơn 3 tỷ USD cho khoảng 6 hệ thống S-400.
Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng đă được 2 nước kư kết từ thiết kế sản xuất máy bay vận tải quân sự, trực thăng hạng nặng cho đến bán động cơ tên lửa.
Theo Sputniknews, hiện có rất nhiều nước muốn mua hệ thống S-400, trong đó có Saudi Arabia. Trong khi đó, thỏa thuận trị giá 10 tỉ USD với Ấn Độ sẽ được kư kết trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Narendra Modi vào tháng 12 tới.
Trước đó, Saudi Arabia là khác hàng truyền thống mua vũ khí của Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, những thay đổi lớn trong khu vực cả về chính trị lẫn kinh tế và sự gia tăng bất ổn tại Đông đang khiến nước này muốn mua thêm các loại vũ khí tối tân.
Những mâu thuẫn trong cuộc chiến giá dầu để giữ thị phần giữa OPEC (do Saudi Arabia dẫn đầu) với Mỹ và sự thiếu kiên quyết của Mỹ trong cuộc chiến chống IS tại Syria… có thể khiến Saudi Arabia xem lại lợi ích trong các mối quan hệ với Nga và Mỹ.
Thỏa thuận lịch sử của Mỹ với Iran về vấn đề hạt nhân gần đây cũng khiến Saudi Arabia suy nghĩ về mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Những cuộc đàm phán với Nga về các hợp đồng vũ khí cho thấy sự thất vọng đáng kể của Saudi Arabia với Mỹ.
C̣n với ông Putin, cho dù ở trong nước Nga đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng h́nh ảnh của nhà lănh đạo này ngày càng nổi bật. Tỷ lệ ủng hộ trong nước của vị tổng thống này đă lên mức cao kỷ lục mới, gần 90%. Trong khi đó, trên thế giới, Putin được Forbes chọn là người quyền lực nhất thế giới năm thứ 3 liên tiếp.