VBF-Hiện Mỹ đang lâm vào t́nh huống khóc dở mếu dở v́ những quyết định của phe ly khai đă theo Nga để chống IS. Đây là 1 phiên bản mà Mỹ không hề ngờ tới tuy nhiên nó rất có thể sẽ thành hiện thực trong thời gian tới.
RT (Nga) hôm 31/10 cho hay, trong cuộc phỏng vấn mới đây, một tướng lĩnh của phe đối lập Syria đă kêu gọi lực lượng này "bắt tay" với Nga chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tướng phe đối lập được Mỹ ủng hộ "quay lưng" với Mỹ
Tướng 3 sao Hussam Alawak - một chỉ huy của Quân đội Tự do Syria (FSA) được Mỹ hậu thuẫn - tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với RT rằng rất nhiều thành viên của lực lượng nổi dậy Syria đang từ bỏ hàng ngũ của ḿnh và gia nhập IS.
Tướng Hussam Alawak trong cuộc phỏng vấn với RT
"Nhiều sĩ quan của chúng tôi đă gia nhập IS do thay đổi về tư tưởng," ông Alawak nói, thêm rằng những phần tử cực đoan từ "chi nhánh" IS tại Iraq đă tới FSA và "gây ra nhiều rắc rối".
"Bọn chúng (IS) lôi kéo nhiều người từ lực lượng chúng tôi để thực hiện mục đích mở rộng địa bàn, kiểm soát các khu vực có dầu mỏ ở Syria.
Chúng tấn công bằng hỏa lực dày đặc ở vùng Al-Bab (miền Bắc Syria) và buộc chúng tôi phải rút lui chiến lược về các cứ điểm khác."
Thông tin này không phải là một tín hiệu tốt đối với phe nổi dậy do Mỹ ủng hộ chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo RT, chỉ mới tháng trước, hàng chục binh sĩ của phiến quân được báo cáo là đă mất tích khi được cử đến những khu vực khác nhau ở Syria và nhiều khả năng họ đă "nhập hội" với những kẻ "cuồng IS", mang theo vũ khí của Mỹ và những thông tin quân sự.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook cũng xác nhận rằng nhiều người Syria đă "mất tích" và vị trí của họ "không được xác định", cho thấy dấu hiệu thất bại của chương tŕnh "đào tạo và trang bị" mà Mỹ áp dụng cho phe đối lập Syria.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với RT, tướng Alawak c̣n "quay ngoắt 180 độ" với lập trường của Washington về vấn đề Syria là "phản đối bất kỳ h́nh thức hợp tác Nga-Mỹ nào để chống lại IS".
Viên chỉ huy phiến quân cho biết không chỉ riêng ông mà c̣n nhiều chiến binh FSA khác cũng đề nghị những người Nga và Syria "hợp tác 'tay trong tay' khi phải đối đầu với chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trong khu vực".
"Chúng tôi hy vọng Nga phát huy vai tṛ trong khủng hoảng Syria và Moscow sẽ đứng về phía công lư để giải quyết vấn đề với tất cả các bên của cuộc khủng hoảng," ông nói.
Nga-Mỹ đối đầu, IS hưởng lợi?
Nhà báo người Mỹ Robert Bridge trong bài viết đăng tải trên RT cho biết, ư kiến của ông Alawak đă tạo ra những phản ứng mạnh trên truyền thông và mạng xă hội, với một lượng lớn b́nh luận chỉ trích ông này là "kẻ theo đuôi" Nga khi ủng hộ cho lợi ích Nga tại Syria.
"Tuy nhiên, nếu những người theo đuổi thuyết âm mưu thực hiện một phép t́m kiếm đơn giản trên Google với từ khóa 'tướng Hussam Alawak', họ sẽ nhận được 936.000 kết quả trong 0.61 giây.
Trong số kết quả t́m kiếm đó, người ta sẽ nhận ra 'kẻ theo đuôi Nga' mà họ chỉ trích từng xuất hiện trên hàng loạt phương tiện truyền thông phương Tây, bao gồm tờ Globe and Mail của Canada, BBC tiếng Ả-Rập hay Sky Net," Bridge chỉ ra.
Sự thất bại trên diện rộng về truyền thông chỉ là những diễn biến mới nhất của cuộc chiến tuyên truyền vẫn tiếp diễn trong bối cảnh cuộc xung đột Syria, và ông al-Assad trở thành mục tiêu của phương Tây khi cuộc nội chiến nổ ra.
Robert Bridge cho hay, tháng 9/2013, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đă bắt đầu chuyển giao vũ trang - được báo cáo là vũ khí hạng nhẹ và đạn dược, cùng với các phương tiện di chuyển và thiết bị viễn thông cho "lực lượng nổi dậy ôn ḥa Syria".
"Hai năm sau đó, Washington - vốn chưa từng che đậy ư định lật đổ Tổng thống Assad - đă mở chiến dịch không kích nhằm vào IS ở Syria từ căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước những chất vấn từ chính phủ Syria, Mỹ đă không nêu ra kế hoạch nào về ai hoặc điều ǵ sẽ lấp vào khoảng trống quyền lực ở Syria nếu ông Assad bị tước quyền lực.
Trước 'thành tích thay đổi thể chế' gây thất vọng của Mỹ từ năm 2003 tại Afghanistan, Iraq và Libya, chưa kể việc tạo ra môi trường 'nóng' để chủ nghĩa khủng bố sinh sôi, Tổng thống Nga Putin cuối cùng phải chấm dứt hiện trạng này và ra lệnh không kích IS ở Syria."
Thay v́ hợp tác với Nga, Mỹ và đồng minh phương Tây đă duy tŕ thái độ đối lập, thậm chí thù địch với các động thái của Moscow, điển h́nh là cáo buộc các cuộc không kích của Nga nhằm vào "phe đối lập ôn ḥa" được Mỹ ủng hộ.
Ông Vladimir Putin đă phản ứng lại chỉ trích này bằng tuyên bố "không có ǵ khác biệt giữa các nhóm khủng bố 'ôn ḥa' và những kẻ khủng bố khác".
"V́ sao phải 'chơi chữ' và phân loại khủng bố thành 'ôn ḥa' hay 'không ôn ḥa'. Đâu có ǵ khác nhau?" Tổng thống Nga phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Nga.
Trong khi Washington tuyên bố sẽ gửi cố vấn đến Syria để huấn luyện cho phe đối lập và tính tới khả năng cử đặc nhiệm th́ Nga tiếp tục phản bác rằng Mỹ đang khiến t́nh h́nh phức tạp khi hỗ trợ cho "những bóng ma bí ẩn".
Robert Bridge đặt nghi vấn động thái này của Lầu Năm Góc là sự đối phó với chiến dịch không kích của Nga, trong khi sự đối đầu Nga-Mỹ vốn đă "giúp đỡ" đáng kể cho tổ chức khủng bố IS.
"Nếu Washington quyết định đưa lực lượng của ḿnh đặt chân lên lănh thổ Syria th́ đó sẽ là lúc mà t́nh h́nh trở nên vô cùng phức tạp và nguy hiểm," nhà báo người Mỹ kết luận.
vk