VN tuyên bố không thể phá giá VNĐ, như vậy nợ công của VN đổi ra Đô sẽ tăng lên và không có lợi cho Nhà nước. C̣n dân th́ sao?Dân th́ không xuất khẩu được không có thu nhập cũng sẽ điêu đứng. Bài toán khó lư giải, cùng vietbf.com khám phá thêm.
“Chúng ta phải theo dơi thêm cần phải làm ǵ. NHNN không thể chạy theo Trung Quốc phá giá tiền đồng v́ Việt Nam nợ công nhiều, mỗi lần phá giá khiến chi phí trả nợ công cho ngân sách lại tăng lên"
Đó là chia sẻ của TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lư kinh tế trung ương (CIEM).
Ngày 13/8, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ thêm 1,1%. Đây là lần giảm giá thứ 3 liên tiếp trong 3 ngày (ngày 11, 12 và 13) với mức giảm 4,6%. Hiện tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố tỷ giá ở mức 6,4010 Nhân dân tệ đổi một USD.
Đồng nhân dân tệ đang giảm giá mạnh so với ngoại tệ khác. Ảnh minh họa
Để đảm bảo linh hoạt cho tỷ giá trước tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đă nới biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2%. Với tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, biên độ tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.240 VND/USD.
Chia sẻ với Phóng viên Báo điện tử Infonet, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lư kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, việc Trung Quốc phá giá tiền Nhân dân tệ (NDT) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Theo TS. Doanh, nguyên nhân khiến Trung Quốc phá giá tiền NDT là do xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Trung Quốc giảm 8,3% . Trong khi đó Trung Quốc phải dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc phá giá tiền NDT liên tiếp trong 3 ngày liền và với mức độ phá giá như vậy là chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.
Điều này dẫn đến hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, có nguy cơ tràn vào thị trường Việt Nam mạnh hơn.
“Điều đấy là rất đáng lo ngại. Thứ nhất, hàng Trung Quốc có nguy cơ tràn vào Việt Nam nhiều hơn. C̣n hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ đắt hơn, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ ép Việt Nam phải giảm giá. Bên cạnh đó, hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang nước thứ 3 tương tự như Trung Quốc với các mặt hàng như dệt may, giày dép...phải cạnh tranh mạnh hơn v́ hàng Trung Quốc rẻ”, TS. Doanh nói.
Đánh giá về quyết định điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, đó là một điều chỉnh kịp thời và linh hoạt để đáp lại kịp thời việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc. Việc điều chỉnh tỷ giá là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và hạn chế t́nh trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Tuy nhiên TS. Lê Đăng Doanh cũng lo ngại, việc phá giá đồng tiền sẽ tác động tiêu cực đến lạm phát và nợ công. NHNN vẫn phải theo dơi để có điều chỉnh phù hợp với biến động của tỷ giá.
“Chúng ta phải theo dơi thêm cần phải làm ǵ. Ngân hàng nhà nước không thể chạy theo Trung Quốc phá giá tiền đồng v́ Việt Nam nợ công nhiều, mỗi lần phá giá khiến chi phí trả nợ công cho ngân sách Việt Nam lại tăng lên, tạo ra gánh nặng lớn”, TS. Doanh nói.
C̣n TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng ví sự phá giá đồng tiền NDT của Trung Quốc như một cơn sóng thần “vô tiền khoáng hậu” trên thị trường tài chính thế giới. Không những mức độ, cường độ điều chỉnh mà tần suất 3 lần, qua 3 ngày liên tiếp, mỗi lần điều chỉnh trên 1,1% và hiện tại ở mức 4,6%, là một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trên thị trường thế giới, buộc các quốc gia phải điều chỉnh tỷ giá, giảm giá trị của đồng nội tệ để đối phó với phá giá đồng NDT.
“Mức độ, tần suất, cường độ điều chỉnh tỷ giá cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chưa dừng lại mức độ này, điểm dừng như thế nào không ai biết. H́nh như Trung quốc đang từ bỏ chính sách hàng chục năm nay họ theo đuổi là chính sách giữ đồng nhân dân tệ mạnh. Đó là một điều mới mẻ và quan ngại lớn trên toàn cầu”, TS. Hiếu nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm, họ phải t́m cách giảm giá, đẩy tỷ giá lên để hàng xuất khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi, c̣n vấn đề chính có lẽ là họ đang từ bỏ chính sách giữ đồng NDT mạnh.
Theo TS. Hiếu, việc điều chỉnh này của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam và kéo theo nhiều hệ quả như lạm phát, nợ công.
Đánh giá về quyết định tăng biên độ tỷ giá của NHNN Việt Nam, ông cho rằng đó là một quyết định đúng nhưng chưa đủ.
“Ngân hàng nhà nước đă làm đúng lúc nhưng chưa đủ. Đồng NDT mất giá hơn 4% nhưng ḿnh chỉ điều chỉnh 1% ngay sau ngày mà đồng NDT mất giá 1,9%. Rơ ràng điều chỉnh kịp thời, đúng lúc nhưng chưa đủ. Việt Nam cần phải điều chỉnh nữa, nếu không càng ngày thiệt”, TS. Hiếu nêu ư kiến.
C̣n theo TS. Lê Đăng Doanh, đồng NDT phá giá mạnh, tạo ra thách thức lớn đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việc điều chỉnh tỷ giá là kịp thời nhưng quan trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí; các cơ quan nhà nước phải giảm thủ tục, chi phí, thời gian, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hơn bao giờ hết người Việt Nam phải thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt.
“Nếu mua hàng Trung Quốc là nộp ngân sách cho Trung Quốc, nuôi công nhân Trung Quốc c̣n người Việt Nam không có ǵ. Người Việt Nam phải ư thức rơ điều đó, đừng phụ thuộc vào Trung Quốc”, TS. Lê Đăng Doanh nói.
Diệu Thùy