Trung Quốc chỉnh tỷ giá nên VN sẽ theo gót. V́ nếu không tự phá giá tiền Đồng th́ nhiều khả năng là không xuất khẩu được gây đến khủng hoảng kinh tế. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá, việc điều chỉnh tỷ giá là không tránh khỏi
“Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) trong ngắn và trung hạn, th́ phản ứng của NHNN và cả các ngân hàng trung ương khác trong khu vực sẽ là không tránh khỏi”, HSC b́nh luận.
Vẫn kỳ vọng tỷ giá sẽ điều chỉnh 3 - 4%
HSC vẫn dự báo tỷ giá sẽ được điều chỉnh 3-4% trong năm nay. Từ đầu năm, tỷ giá đă dược điều chỉnh 2 lần với tổng mức điều chỉnh là 2% và biên độ tỷ giá cũng được điều chỉnh thêm 1%.
“HSC đă dự báo tỷ giá sẽ điều chỉnh 3-4% trong năm nay và hiện vẫn giữ nguyên dự báo này. Tuy nhiên nếu t́nh h́nh có diễn biến mới theo chiều hướng kém khả quan hơn. Nói cách khác là nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ th́ có khả năng Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh tỷ giá”, HSC nhấn mạnh.
HSC cho biết, ngay từ đầu năm đă đề cập đến việc chiến tranh tiền tệ là rủi ro bên ngoài lớn nhất của TTCK và t́nh h́nh vĩ mô trong năm 2015. “Mặc dù chưa coi động thái vừa qua có thể châm ng̣i cho một cuộc chiến tranh tiền tệ, nhưng có khả năng nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ có những động thái đáp trả (trước động thái phá giá của Trung Quốc) hiện đă tăng lên đáng kể”, HSC b́nh luận.
HSC cho rằng lần phá giá thứ 2 đối với đồng CNY của Trung Quốc đă gây áp lực cho NHNN. Đối với NHNN th́ ổn định tỷ giá là một nhiệm vụ quan trọng và cơ quan này không muốn phải liên tục điều chỉnh tỷ giá.
“Đồng thời triển vọng xấu đi của cán cân thương mại với việc thâm hụt sẽ cao hơn dự kiến vào cuối năm. Khi mà thâm hụt với Trung Quốc bằng 537% tổng thâm hụt 6 tháng đầu năm (thâm hụt 6 tháng đầu năm với Trung Quốc là 16,5 tỷ USD trong khi tổng thâm hụt là 3,07 tỷ USD) th́ rơ ràng đây là một vấn đề không nhỏ”, HSC phân tích.
Dù vậy, HSC đánh giá cao động thái ứng phó của NHNN trước việc phá giá đồng CNY của Trung Quốc. Việc tăng biên độ tỷ giá lên 2% là động thái nới lỏng một cơ chế tỷ giá cố định và thay đổi trọng tâm hướng tới hỗ trợ xuất khẩu.
“Việc NHNN nới biên độ tỷ giá có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng việc phá giá đồng CNY của Trung Quốc 2 ngày qua lại gây bất lợi cho những doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp có các khoản vay ngoại tệ lớn như PPC; NT2; VIC và PVD (CII & REE có vay ngoại tệ nhưng ít hơn) có lẽ cũng bị ảnh hưởng”, HSC b́nh luận.
Tương lai phụ thuộc vào Trung Quốc
Dù vậy, IMF phản ứng tích cực trước động thái của Trung Quốc v́ tỷ giá sẽ được quyết định nhiều hơn theo cơ chế thị trường. Do thay đổi trong chính sách tỷ giá hàng ngày. Từ giờ, tỷ giá hàng ngày sẽ được dựa trên tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước; cung & cầu… Và về cơ bản điều này cho phép cơ chế thị trường quyết định nhiều hơn đến tỷ giá.
Trước đây Trung Quốc được coi là đă hỗ trợ nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá. Hiện xuất khẩu kém đi cộng với nguy cơ giảm phát trong nước th́ ưu tiên chính sách đă thay đổi.
“Câu hỏi đặt ra vẫn là Trung Quốc sẽ để cơ chế thị trường quyết định tỷ giá ở mức độ nào. Trước mắt có lẽ nước này sẽ tiến hành các bước đi một cách thận trọng sau khi đă phá giá khá mạnh đồng CNY trong 2 ngày vừa qua. Tuy nhiên sau khi quyết định để cho cơ chế thị trường quyết định nhiều hơn đến tỷ giá; th́ khó có khả năng Trung Quốc sẽ làm điều ngược lại”, HSC b́nh luận.
Theo HSC, những ǵ xảy ra trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấm dứt động thái phá giá đồng CNY hay không? Nếu Trung Quốc không có thêm động thái phá giá đồng CNY th́ có khả năng NHNN sẽ không tiếp tục điều chỉnh tỷ giá.
“Nhiều khả năng một số ngân hàng trung ương khác trong khu vực sẽ tiếp tục có những động thái đáp trả, đặc biệt là ở các quốc gia có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Tuy nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá trong ngắn và trung hạn, th́ phản ứng của NHNN và cả các ngân hàng trung ương khác trong khu vực sẽ là không tránh khỏi”, HSC nhận định.
Thị trường chứng khoán đă phản ứng mạnh trước thông tin trên v́ đây là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu trong những ngành có sự cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc (dệt may; chế biến thủy sản và thép…..).
“Việt Nam đă không bị ảnh hưởng nhiều từ những lần bất ổn tỷ giá xuất phát từ các nền kinh tế nhỏ trong khu vực trong vài năm qua (Indonesia; Malaysia) nhưng lần này sự bất ổn lại khởi nguồn từ quốc gia có nền xuất khẩu mạnh và không thể bỏ qua dù chỉ một sự điều chỉnh nhỏ của đồng CNY”, HSC b́nh luận.
Dự kiến Fed tăng lăi suất sẽ khiến vấn đề tỷ giá là vấn đề trọng tâm trong những tháng c̣n lại của năm và cả sang năm 2016. “Đứng từ lợi ích của Việt Nam, việc Fed tăng lăi suất từ từ sẽ không gây nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu thêm cả việc phá giá đồng CNY th́ t́nh h́nh sẽ trở nên phức tạp hơn”, HSC b́nh luận.
TRẦN GIANG