Những đặc điểm dưới đây đă được rút ra sau thời gian dài quan sát và thu thập chứng cứ của các chuyên gia tội phạm. Sau thời gian nghiên cứu đó các chuyên gia đă tiết lộ 5 đặc điểm chung thuộc về những kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng nhất.
Kẻ sát nhân máu lạnh Ted Bundy trong phiên ṭa trước khi bị tử h́nh vào năm 1989 - Ảnh: GettyKẻ sát nhân máu lạnh Ted Bundy trong phiên ṭa trước khi bị tử h́nh vào năm 1989 - Ảnh: Getty
Những tên sát nhân hàng loạt đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử là vào thời đế quốc La Mă, khi một nhóm các phụ nữ bị buộc tội đầu độc đàn ông bằng cách dùng một chiếc nhẫn có chứa chất độc. Ngày nay, nhờ vào công nghệ hiện đại, các nhà tâm lư học và chuyên gia về tội phạm đă xác định và phân loại những đặc điểm khiến một người có thể trở thành kẻ máu lạnh đến mức liên tục ra tay giết người.
Theo tạp chí Real Crime, tiến sĩ Elizabeth Yardley, Giám đốc Trung tâm tội phạm học ứng dụng thuộc Đại học thành phố Birmingham (Anh) đă đưa ra
5 đặc điểm chính của kẻ sát nhân hàng loạt.
Nghiện quyền lực
“Những tên sát nhân hàng loạt thường bị ám ảnh bởi quyền lực, thậm chí khi chúng đă bị bắt và thừa biết cuộc chơi đă chấm dứt”, theo giải thích của các chuyên gia Anh. Luôn ôm mưu đồ muốn thao túng những người xung quanh, chúng thường giữ lại những thông tin chủ chốt nhằm duy tŕ khả năng kiểm soát t́nh huống, thu hút sự chú ư và muốn giành quyền thống trị. Một trong những ví dụ điển h́nh là Ian Brady, kẻ sát nhân vùng Moors (Anh) bị kết tội giết 5 trẻ con với ṭng phạm là Myra Hindley từ năm 1963 đến 1965, đă không chịu khai ra vị trí chôn xác nạn nhân Keith Bennett.
Thao túng
“Một số kẻ sát nhân khét tiếng nhất thế giới có năng lực đáng sợ là thao túng được những người xung quanh”, theo giải thích của các chuyên gia. Chúng c̣n có khả năng đổ lỗi cho người khác hoặc nặn ra những nguyên nhân trong nỗ lực giải thích hành vi sai trái của ḿnh. Ví dụ, bác sĩ Harold Shipman đă tận dụng nghề nghiệp là chuyên gia y khoa để buộc các bệnh nhân chấp nhận những biện pháp điều trị mà kết quả cuối cùng là khiến họ phải mất mạng, trong khi vẫn cho rằng ḿnh là người chăm lo cho xă hội.
Ba hoa ích kỷ
Tiến sĩ Yardley cho biết: “Những kẻ sát nhân hàng loạt rất ích kỷ, không thể nào ngừng càm ràm và huênh hoang về các tội ác mà chúng đă thực hiện”. Hai tên Brady và Hindley là ví dụ rơ ràng nhất. Chúng cứ quay lại nơi từng chôn nạn nhân, chụp ảnh kỷ niệm “chiến tích” của ḿnh, và cũng nhờ vậy mà cảnh sát mới tóm được hung thủ. Sát nhân hàng loạt người Anh Trevor Hardy, biệt danh Quái thú Manchester do sát hại hàng loạt thiếu nữ vào thập niên 1970, đă ba hoa về một vụ giết người cho đứa em trai, thế là bị cảnh sát phát hiện.
Quyến rũ thiển cận
Những kẻ sát nhân hàng loạt có khuynh hướng nắm bắt rất tốt cảm xúc của người khác và nhanh chóng bắt lấy điểm yếu của họ để thuyết phục nạn nhân làm những điều mà b́nh thường họ chẳng bao giờ làm. Một trong những trường hợp cụ thể là Ted Bundy, đă thừa nhận 30 vụ giết người tại 7 tiểu bang của Mỹ từ năm 1974 đến 1978, dù con số trên thực tế có thể nhiều hơn. Y được mô tả là đẹp trai và có sức quyến rũ chết người đối với các cô gái.
Có vẻ đáng tin cậy
Trong khi đó, tạp chí Real Crime cảnh báo đặc điểm đáng sợ nhất là những kẻ sát nhân hàng loạt thoạt nh́n rất đáng tin cậy. Ví dụ, Fred và Rose West ở Anh bề ngoài trông giống như những đàn ông đóng vai tṛ trụ cột trong gia đ́nh. Tuy nhiên, trên thực tế, từ năm 1967 đến 1987, cả hai tra tấn và hăm hiếp những thiếu nữ và phụ nữ trẻ, giết chết ít nhất 12 người, chôn một số sau vườn nhà. Tại Mỹ, Wayne Gacy, biệt danh “Tên hề giết người”, hoạt động chính trị rất tích cực tại khu ngoại ô Chicago và bỏ công sức cho cộng đồng địa phương. Nhưng hắn lại hăm hiếp và sát hạt các cậu bé, chôn xác chúng dưới sàn nhà của y.