Theo báo chí Trung Cộng, phần lớn thịt quá hạn buôn lậu vào Trung Quốc được phát hiện ở các thành phố cấp 3 ở Trung Quốc và đa số đều xuất phát từ... Mỹ.
Vào ngày 30/6, tờ Beijing News dẫn một nguồn tin ẩn danh tiết lộ hầu hết thịt đông lạnh cũ buôn lậu vào Trung Quốc là thực phẩm đông lạnh dự trữ nước ngoài, phần lớn từ Mỹ. Số thịt này được phân phối đi các thành phố nhỏ khắp cả nước trước khi được tiêu thụ tại các quán ăn và cửa hàng nhỏ.
Báo cáo của Beijing News cho hay chi phí đông lạnh 1 tấn thịt ở nước ngoài trong 1 năm, bao gồm điện để đông lạnh, chỉ rơi vào khoảng 17 nhân dân tệ.
Phần lớn thịt quá hạn buôn lậu vào Trung Quốc được phát hiện ở các thành phố cấp 3 ở Trung Quốc, ở tỉnh Hồ Nam, Quư Châu và Tứ Xuyên. Thịt đông lạnh quá hạn không có giấy đảm bảo an toàn thực phẩm nên thông thường người buôn lậu sẽ bỏ qua các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Thịt lậu bị thu giữ có tuổi đời hàng chục năm.
Nhiều nước cấp đông số lượng lớn thịt để dự trữ và ổn định giá cả, tuy nhiên số thực phẩm quá hạn sẽ bị loại bỏ.
“Sau thời gian dài đông lạnh, bề mặt thịt ḅ bị ôxy hóa và sậm màu lại, không thích hợp cho kinh doanh nữa, nhưng vị của nó hầu như không khác thịt ḅ b́nh thường sau khi được tẩm ướp, áp chảo và chiên kĩ”, Beijing News cho biết.
Ông Gao Guan, Phó Thư kư Hiệp hội thịt Trung Quốc, nói: “Luật trong nước quy định thịt ḅ và cừu đông lạnh sau 8-12 tháng là quá hạn sử dụng và không nên ră đông sau đó, tuy nhiên đối với các nước khác th́ thời hạn này thường là 2 năm”.
Trước đó, hôm 24/6, Trung Quốc Nhật Báo đưa tin, cảnh sát Trung Quốc thu giữ hơn 100.000 tấn cánh gà, thịt ḅ và thịt heo có giá thị trường khoảng 3 tỉ nhân dân tệ, tương đương 483 triệu USD. Riêng ở tỉnh Hồ Nam, nhà chức trách thu giữ 800 tấn thịt.
Các quan chức tỉnh Quảng Tây khẳng định một số lượng lớn thịt thối bị thu giữ “có tuổi đời hơn 40 năm”. Trung Quốc Nhật Báo khẳng định các băng đảng trên mua nhiều thịt cũ, thối ở nước ngoài rồi tuồn vào Trung Quốc.
Một quan chức Hồ Nam cho biết thịt thối vận chuyển bằng xe tải thông thường thay v́ xe đông lạnh để tiết kiệm chi phí, do đó thịt càng thối rữa nhanh hơn.
Đây là vụ bê bối thực phẩm mới nhất tại Trung Quốc, nơi an toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức trầm trọng. Năm 2008, cả Trung Quốc từng chấn động v́ vụ sữa nhiễm chất độc melamine khiến sáu trẻ em thiệt mạng và 300.000 người phải nhập viện.