Xâm chiếm Biển Đông chỉ là cái cớ để Trung Quốc xây dựng thêm các căn cứ quân sự.
LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử:
Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lănh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo băi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói ṃn ḷng tin và đe dọa ḥa b́nh, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”.
Bắc Kinh lập tức phản đ̣n bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh căi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều ǵ nước này muốn tại Biển Đông.
Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo băi đá ở Trường Sa của Việt Nam
Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , th́ Bắc Kinh lại đ̣i hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ.
TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ
Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đă tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Trước đó, TQ cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền chiếm giữ các vùng lănh thổ bỏ hoang tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều băi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh căi ở những vùng biển này..
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đă duy tŕ một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất.
Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lư trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ.
Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mă Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mă Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) măi cho đến thế kỉ 11”.
Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đă khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đă được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng.
Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rơ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng ngh́n năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên.
Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đă t́m đến các bến cảnh lớn của người TQ.
Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự ḥa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay).
Ngoài ra c̣n có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13.
Từ các bằng chứng trên, rất rơ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà c̣n chưa có tàu biển của TQ xuất hiện.
VietBF© Sưu tập