Hiện đang có 2 nhà đầu tư muốn thâu tóm Keangnam. Tuy rằng chưa rơ ràng sẽ như thế nào, nhưng hiện Keangnam bị tai tiếng nhiều nêm có lẽ phải đổi chủ chăng?Cùng vietbf.com khám phá nhé.
Ṭa nhà Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Đức.
(TBKTSG Online) - Ṭa tháp cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 ở Hà Nội do tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư đang có ít nhất hai nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu, gồm ngân hàng Goldman Sachs và quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA).
Mặc dù ông Lee Hyo Jong, Chủ tịch Keangnam Vina, khẳng định trên Vnexpress.net gần đây rằng những bê bối của Keangnam ở Hàn Quốc không ảnh hưởng tới Keangnam ở Việt Nam, nhưng tờ The Korea Economic Daily của Hàn Quốc th́ cho rằng Quỹ đầu tư QIA của quốc gia vùng Vịnh Qatar đang cạnh tranh với ngân hàng Goldman Sachs để mua lại ṭa tháp Keangnam Landmark 72 ở Việt Nam.
Với chiều cao 336 mét, Keangnam Landmark 72 ở đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là ṭa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay. Đây là một khu phức hợp khách sạn, văn pḥng, căn hộ và trung tâm thương mại có diện tích sử dụng 610.000 mét vuông được khánh thành vào năm 2010.
Theo tờ báo kinh tế Hàn Quốc này, ước tính trị giá của ṭa tháp cao nhất Việt Nam với 72 tầng này ở mức hơn 1 tỉ đô la Mỹ.
Tháng trước, ông Sung Wan-jong, cựu Chủ tịch của tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises ở Hàn Quốc, chủ đầu tư ṭa tháp, đă tự tử trong khi nhà chức trách đang tiến hành điều tra nhằm vào những giao dịch sai trái của tập đoàn này với các chính trị gia Hàn Quốc. Công ty vận hành ṭa tháp Keangnam ở Hà Nội cũng bị t́nh nghi có dính líu đến việc thao túng sổ sách kế toán nhằm che giấu những khoản nợ khổng lồ trong thời gian xây dựng.
Tờ báo Hàn Quốc cho biết, theo kế hoạch chào mua Keangnam Landmark 72 Hà Nội mà Goldman Sachs đưa ra, ngân hàng này sẽ tiếp quản số nợ vay để đầu tư dự án ở mức 1.000 tỉ won (vào khoảng 900 triệu đô la Mỹ), đồng thời thành lập một công ty để tiếp quản ṭa tháp với tư cách là cổ đông lớn nhất.
Trong khi đó, quỹ đầu tư QIA cũng đề xuất mua lại toàn bộ ṭa tháp bằng 800 triệu đô la Mỹ để nắm quyền sở hữu dài hạn.
Goldman Sachs và QIA được cho là đă gửi kế hoạch chào mua Keangnam Landmark 72 tới công ty môi giới bất động sản của Colliers Internationals có văn pḥng tại New York, là công ty chịu trách nhiệm chính về rao bán ṭa tháp này.
Keangnam Enterprises là công ty xây dựng hạng trung của Hàn Quốc nhưng là tâm điểm của vụ điều tra hối lộ-tham nhũng đang diễn ra, dính dáng tới cả ông Lee Wan-koo, người vừa từ chức Thủ tướng Hàn Quốc vào tháng trước, và một số trợ lư cao cấp của Tổng thống Park Geun-hye.
Vào trung tuần tháng trước, báo Korea Times đưa tin rằng hàng loạt dự án do tập đoàn Keangnam Enterprises đầu tư tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có nguy cơ “sụp đổ” sau khi tập đoàn này bị hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc do số thua lỗ đă lớn hơn số vốn.
Tại Việt Nam, ngoài ṭa tháp Keangnam Hanoi Landmark Tower 72 tầng ở quận Nam Từ Liêm được đưa vào khai thác khoảng 5 năm nói trên, Keangnam c̣n đang tham gia gói thầu xây lắp và cung cấp thiết bị cho dự án hệ thống thu gom, xử lư nước thải tại Việt Tŕ (Phú Thọ). Dự án này có tổng mức đầu tư gần 33 triệu đô la Mỹ, sử dụng vốn ODA theo chương tŕnh tín dụng giữa Việt Nam và Quỹ Hợp tác phát triển Hàn Quốc (EDCF). Dự án được khởi công vào tháng 10 năm ngoái và sẽ hoàn thành vào giữa năm 2017.
Korea Times khi ấy nêu rơ dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lư nước thải tại Việt Tŕ này ở Việt Nam là một trong số những dự án có nguy cơ "sụp đổ" nói trên. Tuy nhiên, trả lời báo chí trong nước, ông Lee Hyo Jong cũng khẳng định tiến độ đầu tư nhà máy hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Theo ông này, tại Hàn Quốc, Keangnam Enterprise có tham gia chương tŕnh “doanh nghiệp quản lư bởi Ṭa án", do Chính phủ kiểm soát nhằm khắc phục t́nh trạng tài chính tồi tệ, nếu có. Tại Hàn Quốc, đây cũng là cách giúp các tập đoàn lớn an toàn hơn các doanh nghiệp thông thường khi đối mặt với khủng hoảng tài chính.
Do đó, Keangnam Vina cam kết với người dân và các đối tác tại Việt Nam rằng tất cả các hoạt động kinh doanh và vận hành của tập đoàn sẽ không có ǵ thay đổi, đặc biệt không có tác động xấu nào tới các dự án ở Việt Nam.
Vnexpress.net hôm nay 6-5 dẫn nguồn tin từ tờ báo kinh tế Hàn Quốc Hankyung cho hay ṭa án nước này vừa gửi văn bản tới quỹ đầu tư QIA thông báo về việc định giá ṭa nhà Landmark 72 ở mức 830 tỉ won (tương đương 770 triệu đô la Mỹ). Thông báo được nhà chức trách gửi tới nhà đầu tư quan tâm đến tài sản của Keangnam tại Việt Nam, qua công ty quản lư bất động sản Colliers International.
"Trong trường hợp giá mua lại trên 800 triệu đô la Mỹ, QIA có quyền đàm phán độc quyền. Ngược lại, cuộc đàm phán sẽ bị huỷ và sẽ chuyển sang đấu thầu cạnh tranh", thông báo của nhà chức trách cho biết.
Việc ṭa án đứng ra định giá tài sản của Keangnam Enterprises diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này đang sa sút v́ nợ nần. Hiện nay, các chủ nợ của Keangnam là Ngân hàng ShinhanBank, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Ngân hàng Wooribank và Nonghyup Bank.