Nhật không bao giờ sợ Tàu khựa. Dù rằng hai nền kinh tế cũng có qua lại nhưng không v́ thế mà Nhật lại lùi bước trước Tàu. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe cùng phu nhân đặt ṿng hoa tưởng niệm ngày thứ Hai tại Boston, dành cho các nạn nhân trong vụ nổ bom tại cuộc đua Marathon năm 2013. (Dominick Reuter/Getty Images)
HOA THỊNH ĐỐN - Khi Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đứng lên phát biểu trong một phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày thứ Tư tuần này, đó sẽ là một sự thay đổi sâu sắc về ngoại giao. Đây là một điều thay đổi lớn đến nỗi có thể khó hiểu cho những cựu quân nhân c̣n sống và từng trải qua thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. Đối với họ, Nhật Bản đă từng được xem là một kẻ thù đáng sợ đến nỗi trong năm 1945, khi Nhật Hoàng đầu hàng, Hoa Kỳ liền áp đặt một hiến pháp cực kỳ hiếu ḥa, để bảo đảm rằng quốc gia Á Châu này sẽ không bao giờ trở thành một cường quốc thế giới.
Ngày nay thế giới đă bị đảo lộn. Mỹ và Nhật đang thấy rằng điều cần thiết là phải nên thân cận với nhau hơn, để đương đầu với một mối đe dọa chung.
Trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Trung Quốc là một nước đồng minh bị bầm dập suy yếu của Hoa Kỳ. Hiện nay Trung Quốc đă trở thành một thế lực khổng lồ, đang càng ngày càng khẳng định sức mạnh kinh tế và quân sự của họ, ở Á Châu và xa hơn nữa.
Do đó, bài diễn văn chưa từng thấy của Thủ Tướng Abe tại Quốc Hội được dự đoán là sẽ tập trung vào một ư tưởng mà trước đây người ta không thể nào tưởng tượng ra nổi. Đó là việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản, nhằm làm mạnh thêm gân cốt cho viễn kiến của hai nước về một trật tự được Hoa Kỳ cầm đầu ở Á Châu.
Vị thủ tướng 60 tuổi này cũng sẽ kêu gọi ủng hộ cho một thỏa thuận thương mại tự do trên Vành Đai Thái B́nh Dương Pacific Rim, do Hoa Kỳ và Nhật Bản cầm đầu. Mỹ có nền kinh tế đứng hàng thứ nhất, và Nhật Bản đứng hàng thứ ba trên thế giới. Hiệp ước gồm 12 quốc gia này sẽ quy tụ một số đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc. Thỏa thuận này được coi như là một dạng kiềm chế kinh tế, nhằm ngăn chặn nền kinh tế thế giới đứng hàng thứ nh́ là Trung Quốc.
Thỏa thuận mậu dịch này gặp phải sự phản kháng của các nghiệp đoàn của Mỹ và của nhiều nhà lập pháp Dân Chủ. Thế nhưng Quốc Hội do phe Cộng Ḥa cầm đầu đang xúc tiến để trao cho Tổng Thống Obama quyền hành lớn hơn, nhằm giải quyết những điểm trở ngại cuối cùng với Nhật Bản.
Trọng tâm của chuyến công du này sẽ là bài diễn văn đầu tiên do một vị thủ tướng Nhật Bản đọc tại một phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ. Chuyến viếng thăm kéo dài một tuần của ông Abe cũng bao gồm một cuộc hội kiến với Tổng Thống Obama, và hai chặng ghé thăm San Francisco và Los Angeles, nơi mà ông Abe từng học ngành chính sách công cộng tại trường đại học USC.
Được lập thời biểu để trùng với dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, chuyến đi của ông Abe chắc chắn sẽ gợi lại kư ức đau thương cho một số người Mỹ và các nước đồng minh chính yếu.
Ông Abe sẽ đề cập đến lịch sử của các cuộc xâm lăng quân sự của Nhật Bản, một chủ đề đặc biệt nhạy cảm đối với Bắc Kinh và Hán Thành.
Để báo hiệu trước về những ǵ ông có thể nói trong chuyến công du của ḿnh, Thủ Tướng Abe đă bày tỏ “những cảm giác hối hận sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây,” tại một cuộc hội nghị ở Bandung, Nam Dương, trong tuần qua.
Bắc Kinh đă tiết lộ một nỗ lực “Con Đường Tơ Lụa” đầy tham vọng, để tạo ra những mối liên kết trên đất và ngoài biển với các thị trường Trung Đông và Âu Châu. Theo ước tính, Trung Quốc sẽ đầu tư một số vốn khổng lồ lên tới $1.25 ngàn tỷ Mỹ kim ở ngoại quốc, từ đây cho tới năm 2025. Trung Quốc đă chiêu mộ được hơn 50 quốc gia, để thiết lập một Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Kiến Trúc Á Châu. Ngân hàng này sẽ cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới do Mỹ cầm đầu.