(Khám phá) - Mới đây, các ngư dân bất ngờ đánh bắt được 1 sinh vật với vẻ ngoài vô cùng đáng sợ được cho là cá mập thời tiền sử.
Theo đó, các ngư dân ở Victoria (Australia) đánh bắt được con cá lạ này ở độ sâu 700m dưới mực nước biển. Con vật này có vẻ ngoài và màu sắc giống lươn, dài 2m và có tới 300 chiếc răng trải đều trên 25 hàng.
Phát hiện “quái vật biển” thời tiền sử có 300 răng.
“Với 25 hàng răng gồm 300 chiếc, một khi bạn nằm trong miệng nó th́ đừng bao giờ nghĩ đến việc quay ra. Các nha sĩ có thể thích điều này nhưng trông nó thật đáng sợ. Chắc chẳng ai muốn cho trẻ con xem trước khi chúng lên giường đi ngủ”, Chủ tịch hiệp hội câu cá SETFA Simon Boag cho biết.
Sinh vật này cũng có vây ở lưng, hông và những vị trí khác trên toàn cơ thể. Phần hàm linh hoạt giúp nó có thể ăn toàn bộ con mồi.
Con vật này có vẻ ngoài và màu sắc giống lươn, dài 2m và có tới 300 chiếc răng trải đều trên 25 hàng.
Ông Boag cho biết, đây là loài vật cổ đại sống sót lần đầu tiên được nh́n thấy bởi con người. Nó cũng là 1 trong 2 loài từ thời kỳ tiền sử vẫn c̣n sống sót đến ngày nay.
Theo thông tin từ website của SEFTA, chúng thường sống ở độ sâu dưới 1.500m và hiếm khi được thấy ở độ sâu 1.200m.
Sinh vật này được coi như một “hóa thạch sống” hiếm hoi của loài cá mập sống cách đây 80 triệu năm. Đó là một phát hiện rất có ư nghĩa. Tuy nhiên, việc bắt nó lên cạn đă khiến nhiều người không đồng t́nh. Một số ư kiến cho rằng các ngư dân chỉ nên chụp ảnh rồi thả con vật về đáy biển bởi nó là loài vô cùng quư hiếm.
Vy Anh/Theo Khỏe & Đẹp