Việc Bkav tự so sánh với các hăng công nghệ lớn hay những hăng nhà thông minh hàng đầu thế giới chỉ mang tính chất tự “đánh bóng” cho ḿnh.
Phát ngôn sốc = Chiêu PR, đánh bóng tên tuổi của Bkav?!
Đã từ lâu, mỗi khi nhắc tới Bkav, người ta không quên nhắc tới tên tuổi của ông “Quảng nổ” – biệt danh của chàng “hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Tử Quảng, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Bkav.
Cái tên “Quảng nổ” xuất phát từ những phát ngôn gây sốc của ông, từ chuyện “Bkis sẽ trở thành Microsoft của Việt Nam” cho đến “Bkav là phần mềm diệt virut tốt nhất thế giới” và rồi c̣n vô vàn danh hiệu mỹ miều khác nữa cho Bkav mà ông này phong tặng.
Mới đây, tuyên bố “chúng tôi đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm” của Giám đốc Bkav SmartHome Vũ Thanh Thắng đăng tải trên một tờ báo về công nghệ, được dư luận đánh giá là một cú “quăng bom” hoành tráng nữa của Bkav.
Phát ngôn gây “sốc” này thêm một lần nữa chứng minh cho phong trào “nổ” vốn được coi là “đặc sản”, là “truyền thống từ xưa” tại công ty công nghệ danh tiếng này.Ông Hà Tiến Hùng, đại diện miền Bắc của Công ty cổ phần IS Vietnam (Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của hăng công nghệ nhà thông minh tiên tiến trên thế giới Leviton, Mỹ) cho biết:
“Từ trước tới nay, Bkav vẫn nói là họ đi đầu thế giới nhưng tôi không biết là họ đi đâu? (Cười)”.
Theo ông Hùng, một doanh nghiệp sản xuất sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề tài chính như chi phí cố định, nguyên liệu sản xuất, hàng tồn kho…
Có thể Bkav đang bị áp lực lớn về doanh số nên phải đẩy mạnh quảng cáo để quảng bá sản phẩm của mình với những phát ngôn gây sốc, gây chú ư vốn đang rất thịnh hành tại Việt Nam.
Bởi theo như chia sẻ của Bkav, từ cách đây 10 năm, khi bắt tay làm sản phẩm nhà thông minh, doanh nghiệp phải giải quyết 4 vấn đề chính: nguồn nhân lực, sản xuất phụ trợ, văn hóa doanh nghiệp, vốn.
Trong đó, riêng về vốn, mỗi năm Bkav chi khoảng 100 tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm - một con số đáng kể trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước rất dè xẻn chi cho nghiên cứu phát triển...Đồng quan điểm đó, một đại diện của công ty công nghệ chuyên đưa ra gói giải pháp nhà thông minh cho người Việt cho rằng: Việc Bkav tự so sánh với các hăng công nghệ lớn hay những hăng nhà thông minh hàng đầu thế giới chỉ mang tính chất tự “đánh bóng” cho ḿnh.
“Bkav đi trước Microsoft, Google, Samsung cả chục năm chỉ có thể là tính về thời gian nghiên cứu chứ không phải là vấn đề thành quả.
Thị trường SmartHome hiện nay chưa phải là thị trường mục tiêu của Microsoft, Google hay Samsung nên việc họ không tập trung đầu tư cũng là điều dễ hiểu”– vị đại diện trên nói.
Bình luận thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh, phụ trách mảng kinh doanh Công ty TNHH Công nghệ Batto, đơn vị có kinh nghiệm trong ngành nhà thông minh cũng bày tỏ:
“Bkav phát ngôn như thế là việc của họ. Tuy nhiên, để mọi người có niềm tin và thực sự nể phục thì tôi nghĩ không nên phát ngôn kiểu như thế.
Vì phát ngôn vậy có thể gây phản cảm cho một số người. Và chỉ là cách làm thương hiệu của họ thôi!”.
Với SmartHome, Bkav có thực sự đi trước?
Trước đó, để chứng minh SmartHome của Bkav thuộc đẳng cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nhà thông minh, ông Thắng đã nêu sự khác biệt cơ bản quan trọng.
Đó là triết lư tiếp cận sản phẩm, giữa một bên là phần mềm (Bkav) và một bên là phần cứng, tự động hóa (Siemens, Schneider, Leviton…).
Các hăng như Siemens, Schneider, Leviton… đưa ra những ǵ sẵn có vào trong ngôi nhà – đồng nghĩa với sự chính xác răm rắp nhưng rập khuôn (nhà tự động “home automation”).
Còn một ngôi nhà “thông minh” thực thụ như SmartHome của Bkav có khả năng chạy các kịch bản hoàn toàn tự động theo không gian, thời gian, sở thích của người trong nhà.Tuy nhiên, phản bác lại luận điểm này, ông Hà Tiến Hùng, đại diện nhà phân phối độc quyền Leviton của Mỹ tại Việt Nam cho biết: Những tính năng mà nhà thông minh Bkav làm được thì các sản phẩm nhà thông minh khác trên thế giới đều có.
Những gì Bkav đang làm là đi theo thế giới, chứ không phải đi trước.
Ông Hùng giải thích: Hệ thống nhà thông minh phải được xây dựng trên cả hai yếu tố là thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm điều khiển. Hai yếu tố này có tầm quan trọng như nhau và không thể tách rời.
Như hệ thống nhà thông minh Leviton do công ty IS Vietnam phân phối được cung cấp đầy đủ phần thiết bị phần cứng và phần mềm cho một hệ thống nhà thông minh tiêu chuẩn như: Điều khiển chiếu sáng, an ninh giám sát, âm thanh đa vùng, quản lư năng lượng...
Trên ICT News, vị đại diện của Bkav SmartHome cho biết: Bkav đă làm được điều mà các hệ thống nhà thông minh trên thế giới chưa làm được.
Hiện Bkav đă đưa ra giải pháp hoàn chỉnh cho nhà thông minh Connected Home với sự khác biệt và đă đi khá xa so với nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Thậm chí, c̣n khắc phục được những hạn chế trên giải pháp SmartHome của nhiều hăng nước ngoài như sử dụng phức tạp, hàm lượng phần mềm trên hệ thống ít, không cho phép linh động điều chỉnh theo thói quen sử dụng của người dùng.
“Đây chính là yếu tố để Bkav tự nhận ḿnh đă đi trước Microsoft, Google, Samsung… từ 5 - 10 năm” - Giám đốc Bkav SmartHome Vũ Thanh Thắng đã khẳng định.
Nhưng trên thực tế, các chuyên gia công nghệ bật mí: Phần mềm mà Bkav viết ra vẫn phải dựa vào những nền tảng kỹ thuật, những thành quả sáng tạo của các hăng công nghệ thế giới, chứ không phải Bkav tự phát minh ra.
Ông Hùng (IS Vietnam) phân tích: Sản phẩm của Bkav dựa trên chuẩn truyền thông Zigbee. Đây là nền tảng được cung cấp với các module sẵn có từ các hăng MicroChip, Texas Instrument…
Công việc của Bkav chỉ là lắp ráp với hàm lượng công nghệ trong nước không nhiều.
“Thực tế, Bkav không đưa ra những mô tả cụ thể nào về giải pháp của họ mà chỉ xoáy sâu vào những ǵ họ đánh giá chủ quan không qua khảo sát thực tế về các hăng khác” – ông Hùng chia sẻ.
Thêm vào đó, SmartHome của Bkav mới chỉ phục vụ được một phần nhu cầu của người dân đó là tập trung vào tính năng điều khiển chiếu sáng.Hơn nữa, sản phẩm này cũng chỉ mới chỉ đưa vào thị trường cách đây khoảng 2 năm. Với thời gian ngắn 2 năm chưa thể đánh giá được chất lượng, tuổi thọ, độ tin cậy của sản phẩm nhất là các sản phẩm về công nghệ.
Để một sản phẩm đưa ra thị trường như ở Mỹ, việc kiểm tra rất khắt khe từ khâu thiết kế tới các quy trình quản lý chất lượng và sản phẩm của họ đă được kiểm chứng khi sử dụng ở mọi điều kiện khác nhau trên quy mô toàn cầu,…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có quy chuẩn nào về thiết kế, khâu kiểm tra chất lượng đầu ra cũng vẫn là dấu hỏi.
Theo ông Hùng, hiện tại sản phẩm của Bkav chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài nên thị trường của họ là thị trường trong nước.
“Bkav có một số thiết bị liên quan tới thị trường cao cấp, tuy nhiên, so với các hãng nổi tiếng trên thế giới, về thương hiệu, họ chưa bằng. Tên tuổi mới chỉ ở Việt Nam thôi” - ông Nguyễn Quốc Khánh, Công ty TNHH Công nghệ Batto nhận định.
Cũng theo ông Khánh, chất lượng sản phẩm nhà thông minh “Made in Vietnam” khó cạnh tranh được với sản phẩm lớn của nước ngoài như Apple, Samsung…
Bên cạnh đó, ông Khánh cho rằng: Sản phẩm SmartHome của Bkav sau khi hết bảo hành, nếu bị lỗi, linh kiện thay thế rất đắt.
Ví dụ, trong chuỗi linh kiện cung ứng cho khách hàng, một chiếc công tắc bình thường chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, nhưng với Bkav, số tiền có thể lên tới 2 – 3 triệu đồng. Điều này gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Có thể nói, “ngôn từ của Bkav hoàn toàn mang tính PR thôi, không có gì cả. Hiện tại, so về mức độ công nghệ với các giải pháp của nước ngoài, Bkav vẫn còn đang rất sơ khai” – một chuyên gia công nghệ tại Hà Nội bày tỏ.
tm
|
|