Một mặt trận công nghệ mới đă mở ra tại Trung Quốc. Ông chủ của các tập đoàn công nghệ cao và mạng internet không ngần ngại thu hút những « bộ óc » uyên thâm đang làm việc cho những đối thủ Mỹ. Báo Le Monde (30/10/2014) phản ánh sự kiện trên dưới tựa đề : « Tương lai Trung Hoa của các siêu sao thung lũng Silicon ».
Công cụ t́m kiếm Baidu của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google của Mỹ, gần đây đă « săn » được ba nhân vật quan trọng : một tiến sĩ người Anh đứng đầu dự án Google Brain và hai người Trung Quốc, một người từng làm việc cho Facebook và người kia là cựu giám đốc nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á.
Các tập đoàn mạng Trung Quốc được cho là trả lương khá hào phóng
cho các kỹ sư nước ngoài. REUTERS
Le Monde phân tích một số lư do giải thích tại sao các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc có thể thu hút được những kỹ sư hay nhà khoa học nổi tiếng. Lư do đầu tiên khiến họ quyết định về đầu quân tại Trung Quốc là chế độ lương bổng.
Báo Le Monde nhận định, với vốn trên thị trường khoảng 72 tỉ đô la của Baidu hay khoảng 215 tỉ đô la của nhà thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, các doanh nghiệp Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trả lương hào phóng cho các « tân binh » của họ. Ngoài lư do trên, điều kiện cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố quyết định, như mạng lưới dữ liệu khổng lồ và đội ngũ hàng ngh́n kỹ sư.
Theo ư kiến của nhiều người trong ngành, một mặt trận mới đă được mở ra tại Trung Quốc với tương lai phát triển sáng lạng. Cụ thể, nếu như quốc gia này có thể đi chậm hơn Mỹ về mặt công nghệ, nhưng ở một số lĩnh vực, người Trung Quốc vượt trội hơn các quốc nước phương Tây.
Tác giả bài báo nêu lên một số dẫn chứng để ḿnh họa cho sự vượt trội này. Thứ nhất, dẫn lại lời của kỹ sư người Anh mới đầu quân cho Baidu, tờ báo cho biết, phương pháp nghiên cứu h́nh ảnh tại Trung Quốc tiến bộ hơn nhiều so với những đối thủ cạnh tranh của họ.
Đây chính là trường hợp của ứng dụng chat WeChat do Tencent phát triển, cho phép ghi âm lại lời nhắn, do tại Trung Quốc không có dịch vụ hộp tin thoại khi người nghe không nhấc máy như tại các nước phương Tây. Đây có lẽ là lư do chính giải thích sự thất bại của các ứng dụng như Facebook, Twitter, hay YouTube tại đất nước đông dân nhất này, thay v́ lư do kiểm duyệt mà các tập đoàn phương Tây luôn lên án.
Dẫn chứng thứ hai, chính là khả năng t́m ra được một cải cách mới có ích. Như h́nh ảnh của Mă Vân (Jack Ma), ông chủ của Alibaba hay trường hợp tập đoàn Xiaomi. Dù chỉ đưa ra thị trường điện thoại thông minh cách đây ba năm, nhưng ngay mùa hè năm đó, Xiaomi đă trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ với mỗi thị phần tại Trung Quốc.
Thành công của họ nhờ vào chiến lược mẫu mă đẹp nhưng bán với giá rẻ và cách marketing theo kiểu hết hàng như của Apple. Nhà cựu phụ trách về phát triển Android tại Google, hiện đang phụ trách mảng phát triển Xiaomi ra nước ngoài, có lời giải thích cho sự thành công của Xiaomi. Theo ông, đó chính là nhờ môi trường làm việc của tập đoàn Trung Quốc, được pha trộn giữa tinh hoa của thung lũng Silicon với sự cạnh tranh và năng suất của các tập đoàn internet Trung Quốc.
Tại các tập đoàn tin học lớn, như Baidu, không có chính sách cụ thể với mục đích thu hút các nhân tài của thung lũng Silicon, mà tham vọng hơn chính là những người giỏi nhất trên toàn thế giới. Các nhà tuyển dụng khá ngạc nhiên khi rất nhiều kỹ sư nhiệt t́nh gia nhập đội ngũ của họ một cách dễ dàng.
Thu Hằng, rfi