"Bán bia cho người say rượu" là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất và mức độ, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu...
Bộ Công thương vừa công bố để lấy ư kiến cho dự thảo Nghị định về quản lư sản xuất, kinh doanh bia. Theo đề xuất của cơ quan này, "bán bia cho người say rượu" là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất và mức độ, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm h́nh sự.
Cụ thể, dự thảo Nghị định ghi rơ một trong các hành vi vi phạm pháp luật là: Bán sản phẩm bia (bia hơi, bia hộp, bia chai) cho người có biểu hiện say bia, say rượu.
Những hành vi vi phạm pháp luật khác là: Bán bia cho phụ nữ có thai hoặc trong thời gian đang cho con bú; cho người đang có bệnh lư về lạm dụng sử dụng bia, rượu. Kinh doanh bia trên vỉa hè, tại trường học, bệnh viện, công sở, đều sẽ bị xử lư v́ vi phạm pháp luật.
Thương nhân kinh doanh sản phẩm bia không được bán bia cho người dưới 18 tuổi, không được bán bia qua h́nh thức máy bán hàng tự động hoặc qua phương tiện điện tử.
Sử dụng lao động dưới 18 tuổi phục vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh bia; lưu thông, tiêu thụ các bia không ghi nhăn bao b́ là hành vi vi phạm pháp luật.
"Bán bia cho người say rượu" có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm h́nh sự.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh bia tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lư kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm h́nh sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bán bia trên vỉa hè là vi phạm pháp luật và bị xử lư. Nhưng qua t́m hiểu của chúng tôi, hiện nay ở các thành phố lớn, số hàng quán bày bàn ghế bán bia trên vỉa hè nhiều không đếm xuể. Nhiều người cũng đang đặt câu hỏi: Làm sao chủ hàng nhận biết được người say rượu, người có thai hay có bệnh mà quyết định bán hay không?
Chúng tôi đă liên hệ với một số người có trách nhiệm của Bộ Công thương để t́m hiểu đề xuất này nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Một lănh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Công thương) cho biết, đây mới chỉ là dự thảo, công bố cho người dân đóng góp ư kiến. Có thể có nhiều ư kiến không giống nhau. Vụ Pháp chế cũng không phải là cơ quan chủ tŕ soạn thảo nên vị lănh đạo này xin phép không b́nh luận.
Trong khi đó, trả lời chúng tôi, Tiến sĩ Lê Hồng Sơn (Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp) cho rằng, về đại thể, các quy định trên có thể được ủng hộ v́ nó phù hợp với đạo lư và nguyên tắc chung, nhưng lại rất khó thực hiện.
"Ai cân đo đong đếm được biểu hiện say của người mua bia để coi đó là vi phạm pháp luật? Ai kiểm tra được phụ nữ có thai, cho con bú? Chẳng lẽ khi bán bia phải hỏi từng người xem có bệnh không?" - Ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Cục trưởng cũng chia sẻ với cơ quan soạn thảo rằng, đây mới chỉ là dự thảo. Bộ Công thương (cơ quan soạn thảo) sẽ phải căn chỉnh, thảo luận tiếp rồi mới chuyển cho Bộ Tư pháp thẩm định trước khi tŕnh Chính phủ.
Theo ông Cục trưởng, hiện chưa đến lúc Bộ Tư pháp thẩm định văn bản. Nhưng với tư cách người đóng góp ư kiến, ông Sơn cho rằng, Bộ Công thương cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để hoàn thiện dự thảo trước khi tŕnh Chính phủ, tránh việc có thêm một văn bản “trên trời”, thiếu tính khả thi./.
Theo Thể thao Hàng ngày