Thế hệ cha ông của nhóm người Việt đầu tiên sinh sống trên đất Pháp là thế, người Pháp xem họ là một loại người thiểu số cùng chung ngôn ngữ và văn hóa rải rác trên thế giới qua nhiều thế kỷ (Diaspora). Ngày nay, danh từ "Cộng đồng" (Communauté) thích hợp và văn minh hơn.
Kư giả truyền h́nh Vincent Nguyễn, cựu cộng tác viên cho đài số 2 được 15 năm, nổi bật trong cộng đồng người Việt.
Nguyễn Thị Ngọc Diễm
Theo sử liệu ngàn năm ghi lại, một đặc điểm sinh tồn của dân tộc Việt là luôn luôn sống cùng với Đất Mẹ. Trong khi những anh láng giềng như Tàu, Nhật có tiếng là phiêu lưu mạo hiểm cũng như là kẻ chài lưới, đánh cá vẫy vùng dọc ngang nơi biển cả th́ người Việt bám đất mà sống dù có cả ngàn cây số bờ biển. Họ c̣n có khả năng trồng trọt và chăm sóc cũng như là khoanh vùng một cách thông minh những thứ cây đem phù sa cho đất lấn biển như tràm, đước. Câu chuyện người Việt làm ruộng lúa thành công ở vùng Camargue trong bài kỳ trước là một thí dụ điển h́nh.
Nước Pháp đă nhận người Việt Nam thế hệ đầu tiên và sau đó những gia đ́nh góp thêm chất xám cho nước Pháp khi lo cho con cháu được đi du học nhờ học bỗng do chính phủ Pháp cấp, tự túc nếu gia thế đầy đủ tài chánh, đi tu nghiệp do hiệp ước ngoại giao dân sự hay quân sự và sau biến cố 75 v.v... Tôi c̣n một kỷ niệm nhỏ là khi xin vào quốc tịch Pháp, lúc đă được chấp thuận rồi mới biết lúc c̣n là sinh viên, chính ông khoa trưởng đại học Khoa Học đă chứng nhận với điều tra ngầm của sở cảnh sát rằng tôi có hạnh kiểm tốt, nên cho vào quốc tịch. Giật ḿnh nh́n lại, quả nhiên tôi chưa hề đi biểu t́nh chống chính phủ bao giờ, mỗi năm đều tham gia văn nghệ sinh viên quốc tế vui vẻ.
Theo thống kê, có 2 triệu người Việt di cư sống rải rác trong 80 nước trên thế giới. Tại Pháp, con số thay đổi từ 200,000 đến 300,000 người và có thể được cho là ước đoán không quá cao nếu kể luôn cộng đồng Châu Âu. Nhiều nhất là ở Pháp, Đức, Ư và các nước Đông Âu; nhưng con số thay đổi tùy theo sử liệu của hội Cao Ủy quốc tế liên quan đến dân tỵ nạn hay những học giả quan tâm đến điều này.
Năm 1994, Viện quốc gia thống kê và kinh tế học Pháp (Insee) công bố có 75,000 người Việt, Miên, Lào được nhập quốc tịch Pháp không kể riêng từng dân tộc gốc gác khác nhau. Gần đây nhất, hiện tượng lớp trẻ thế hệ thứ ba sinh đẻ và đào tạo trên đất Pháp đă trở lại làm việc trên quê hương xa xưa của lớp tiền nhân di cư.
B́nh rất thích ăn món bắp cải thái nhỏ lên men chua kèm với xúc-xích và jam-bông nấu nướng kiểu Pháp nhưng không sao kiếm ra tại Sài G̣n, món này trở thành hiếm hoi nơi đây. B́nh là dân Pháp gốc Việt, được xem như "trở về" hay chỉ là "đi một chuyến" mà thôi tùy theo. Mỗi tháng, lớp trẻ phiêu lưu mạo hiểm ngược ḍng này tổ chức họp mặt ăn uống trong một quán nhậu với khoảng trăm người tham gia đều đặn.
Mỗi nhân vật trẻ mang theo một gia phả riêng tư, tựu chung họ đều c̣n thân nhân cư ngụ tại đây làm cầu nối và đă từng về VN nhiều lần; cuối cùng nhân duyên thuận lợi - theo họ nghĩ - đến làm việc lâu dài tại đây. Những ngành nghề th́ khác nhau như xây dựng, phim ảnh, xuất-nhập cảng thương mại, văn hóa, ngoại giao v.v... Điều quan trọng mà giới trẻ sinh ra ở Pháp nhận xét là tại đây tương lai cho thấy viễn ảnh họ có thể giàu có hơn lớp cha ông, trong khi tại Pháp ngược lại với kinh tế xuống thang dài hạn. Tuy nhiên, thời gian sẽ chứng minh điều này v́ thể chế chính trị Việt Nam c̣n thiếu kém kinh nghiệm về quản trị kinh tế và độc tài.
Trở lại lớp hậu duệ tại Pháp, những gương mặt sáng giá Việt Nam nổi bật trong nhiều ngành nghề khác nhau trừ chính trị. Hiện tại có 2 vị gốc Châu Á giữ chức vị Bộ Trưởng người Đại Hàn trong chính phủ Hollande. Ông J.V. Placé (con nuôi lúc 7 tuổi, sinh năm 1968) và bà Fleur Pellerin (bị bỏ rơi trong đường phố Nam Hàn và đuợc nhận làm con nuôi lúc 6 tháng, sinh năm 1973) là hai nhân vật chính trị danh tiếng gốc Á Châu.
Ông J.V. là Thượng Nghị sĩ, tuyên bố rất cứng rắn: "Tôi là người Pháp, chứ không phải là kẻ phục vụ gốc Châu Á". Câu nói này làm chúng ta nhớ đến viên Bộ Trưởng người Đức gốc Việt cũng là con nuôi và ông này cũng từng khẳng định vị trí hoàn toàn Châu Âu của ḿnh. Riêng bà F. P. được xem là niềm hănh diện, tự hào của dân Nam Hàn, bà xinh đẹp như một bông hoa có sắc lẫn hương.
V́ sao người Việt - từng có ông c̣ Lộc bắt cướp nổi bật, viên luật sư Verges có tiếng là thầy căi quốc tế với cá tính rất lạ lùng như bào chữa cho cả những tên sát nhân không ai dám bảo vệ, nữ tài tử xi nê ma mẹ Việt cha Pháp từng làm cho vài triệu người xem màn ảnh nhỏ lúc đó vô cùng xúc động khi bà trở về VN t́m ra người mẹ ruột miền Nam già nua ốm yếu được bà ôm vào ḷng khóc sướt mướt... - không thành công như người Đại Hàn trong lănh vực chính trị ?
Một cô gái VN được một gia đ́nh ông bà cựu Tổng Thống nhận làm con nuôi đến nay có kiện tụng thưa gởi nơi Toà Án với ân nhân của ḿnh, một tên cướp lừng danh gốc Việt h́nh ảnh nổi bật trên các báo chí v́ bị truy nă gắt gao, những vị tiền bối đến do thế chiến thứ hai mở đầu cho nhiều tiệm hớt và cắt tóc do người Việt làm chủ trên đất Pháp. Về âm nhạc, có nhiều nhân vật tên tuổi nổi bật sống tại thủ đô. Đặc biệt gần đây nhất là một vị tu hành gốc Việt nhà ḍng Thiên Chúa giáo ca hát chung với hai ông Cha khác rất thành công trong việc thu và bán đĩa nhạc, ngoài cô gái Phạm Quỳnh Anh bên Bỉ quốc cũng từng song ca với ca-nhạc sĩ Marc Lavoine (Bonjour, Chào V.N.). Môn vơ gia truyền Vovinam (Việt Vơ Đạo) phổ biến khá mạnh ở Paris, chùa chiền Việt Nam cũng đông đủ khắp nơi.
Trở lại sự kiện chính trị mà người Việt không hề thành công nơi đây: đất Pháp, đất của Quyền Làm Người, đất của Tự Do trước tiên. Tôi xin ghi lại nơi đây vài sự kiện chính, có thể là sự tổng hợp c̣n thiếu sót v́ về sau tương lai c̣n đầy hứa hẹn cho các Cộng Đồng dân tộc sống tại Pháp góp phần vào ḍng chính trị. Ngày nay, người Pháp với khẩu hiệu Tự Do, B́nh Đẳng, Huynh Đệ rất tiến bộ hàng ngày trong việc thâu nhận dân xứ khác đến nhập cư v́ họ cũng ở trong t́nh trạng nước già sẽ thiếu nhân sự bảo đảm lâu dài đời sống về sau như hưu bỗng ai lo ; xây dựng và giữ ǵn đất nước do lớp trẻ gánh nhận.
1. Người Việt xa xứ đầu tiên đă nhận lănh nhiều cay đắng, khổ sở, nhọc nhằn trong cuộc sống nên có phần e ngại cho con cháu về sau. Họ chỉ cầu mong thế hệ thứ nh́ được sung sướng hạnh phúc là đủ rồi. Thế hệ thứ ba cũng nằm trong vỏ bọc an toàn của hai thế hệ trước như vậy. Sống nơi xứ người do h́nh thể bên ngoài khác biệt quá nhiều so với dân da trắng di cư, sự co cụm tự vệ cũng là đặc điểm tâm lư b́nh thường.
2. Đối với lớp người đi du học sau thế hệ Normandie một khoảng thời gian, họ chỉ nhắm vào các ngành nghề trí thức như kỹ sư, bác sĩ, chuyên gia khoa học, nhà giáo, thương gia ... ; thành ra cha truyền con nối.
3. Người Việt dù sinh ra trên đất Pháp hay được nhận làm con nuôi từ lúc nhỏ đều không tham gia chính trị, tuy họ nổi bật trong nghề kư giả, điện ảnh, âm nhạc; có thể là do thói quen gia đ́nh.
4. Những trường đào tạo công chức cao cấp và chính trị gia không có người Việt Nam theo học v́ h́nh như người Pháp vẫn ngấm ngầm ưa chuộng dân bản xứ hơn cả. Muốn được bầu cử phải tỏ ra có bản lănh tranh đấu cho khối đông và biết theo phe cánh cùng Đảng chính trị, cùng chỉ tiêu đưa ra. Điều này dân Việt hầu như không có v́ tính t́nh quá độc lập, cứng nhắc, không muốn phải chiều chuộng hay hầu hạ ai cả.
Nói chung, người Việt sinh sống tại Pháp được xem là tốt v́ nhập gia tùy tục khá hoàn hảo và đóng góp nhiều công sức lẫn chất xám cho xứ sở này.
VD