Đại biểu Vũ Tiến Lộc khuyến cáo t́m lối ra để tránh t́nh trạng “trứng bỏ một giỏ... Trung Quốc". Đại biểu Hà Sỹ Đồng chỉ rơ, khi nội lực quốc gia yếu, mối lo từ bên ngoài luôn ŕnh rập, cần phải cải cách để không lệ thuộc vào láng giềng Trung Quốc.
Phiên thảo luận về t́nh h́nh kinh tế xă hội tại hội trường sáng nay, 2/6, hầu hết các ư kiến phát biểu đều xoay quanh sự việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Câu chuyện giao thương với Trung Quốc sau sự kiện, lo ngại khả năng Trung quốc gây sức ép và phong tỏa về kinh tế với Việt Nam cũng được đặt ra.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái B́nh) đặt vấn đề, hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc được dự báo có thể tác động đáng kể tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ góc độ kinh tế, Việt Nam đang đứng trước những đ̣i hỏi mới trong việc duy tŕ quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc, đồng thời tăng cường các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường này.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc: "Cần biến việc ở cạnh Trung Quốc thành một lợi thế để vượt lên".
Thực tế hiện nay, ngành dệt may của Việt Nam đang phải nhập tới 50% – 60% vật tư nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc. Cũng có tới 90% hợp đồng EPC trong các dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thi công. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tín dụng và vật tư nguyên liệu, hàng hóa từ Trung Quốc rất dồi dào và tương đối rẻ so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó, Trung Quốc chiếm khoảng 10% xuất khẩu của Việt Nam. Tuy không phải là thị trường lớn nhất, nhưng Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và Trung Quốc cũng đang tiêu thụ một lượng gạo không nhỏ của Việt Nam. Giá xuất hàng hóa sang nước láng giềng này lại rất rẻ mạt, chỉ bằng 1/10 giá bán sang thị trường phương Tây và luôn có những rủi ro ŕnh rập nhưng vẫn phải tiếp tục hướng tới do thị trường này dễ tính hơn.
Theo đại biểu, việc t́m những lối ra cho nền kinh tế để tránh t́nh trạng lệ thuộc “trứng bỏ một giỏ” như hiện nay, yêu cầu sống c̣n là phải đầu tư đủ mức cho các chuỗi giá trị nông sản, các khu cụm công nghiệp và thông qua các hiệp định thương mại tự do để tiếp tục đa dạng hóa đầu ra cho các sản phẩm, đặc biệt là nông sản Việt Nam tại các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng, có giá trị gia tăng lớn của thế giới.
Ông Lộc phân tích, Trung Quốc là bên hưởng lợi không nhỏ trong quan hệ kinh tế với Việt Nam nên đại biểu gạt bỏ lo ngại về hành động trả đũa ngược của Trung Quốc như quyết định đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam. Trong khi, Việt Nam không nên bỏ qua nguồn nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc để đầu tư sản xuất hàng hóa giá trị cao hơn cho các thị trường tiêu thụ khác của thế giới. V́ vậy, gần Trung Quốc, theo đại biểu, thậm chí là một lợi thế để bứt phá, để vượt lên nếu Việt Nam có được một nền kinh tế đủ sức cạnh tranh.
Đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Khánh Ḥa) cung cấp thông tin, chỉ số GPS để đo mức độ rủi ro của trái phiếu Chính phủ, là kênh đánh giá về mỗi quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài, liên tục giữ ổn định từ tháng 4/2014 đến nay chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường làm ăn ở Việt Nam.
Ông Ngoạn khẳng định: “Chính nghĩa không bao giờ đơn độc nên Việt Nam cũng không bao giờ đơn độc. Đoàn kết dân tộc sẽ là sức mạnh, vũ khí hữu hiệu giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền tổ quốc, vượt qua khó khăn, đưa đất nước phát triển”.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng: "Trong bối cảnh này, thực lực quốc gia trở thành thách thức to lớn".
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) phân tích, trong bối cảnh cần tập trung sức lực cho bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vấn đề thực lực quốc gia, đằng sau đó là thể chế, trở thành thách thức to lớn. Để tránh những xáo trộn lớn, tập trung mọi trí lực, sức lực quốc gia cho việc ứng phó, xử lư “sự kiện biển Đông”, đại biểu cho rằng, cần tiến hành song song vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc vừa phải sớm đổi mới một cách mạnh mẽ.
“Một khi nội lực quốc gia yếu kém, những mối đe dọa từ bên ngoài luôn ŕnh rập và ta luôn vô cùng khó khăn để chống đỡ. Bởi thế, yêu cầu cải cách thể chế nhằm vừa phát triển đất nước bền vững, vừa bảo vệ vững chắc tổ quốc càng trở nên cấp thiết hơn”- đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.
Thời điểm khó khăn như hiện nay, theo quan điểm của đại biểu cũng chính là thời cơ cho Việt Nam tái cơ cấu lại nền kinh tế, không để lệ thuộc quá mức vào nước láng giềng Trung Quốc.
Nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, ông Đồng phân tích, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm ba trụ cột là nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xă hội dân sự. Theo đó, mức độ quyền lực của các cơ quan công quyền nhất thiết phải được cân bằng với trách nhiệm giải tŕnh và tính công khai minh bạch của chính nó, đồng thời mọi quyền lực đều phải chịu một cơ chế giám sát tương xứng.
Đại biểu tán thành chủ trương ưu tiên ngân sách đầu tư cho ngư dân bám biển, cho an ninh quốc pḥng. Tuy nhiên, ông Đồng cũng cho rằng, bất cứ một công việc cụ thể nào cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn với điều kiện nó được vận hành trong một nền thể chế hiện đại, phù hợp.
Nhấn mạnh vai tṛ của cơ quan lập pháp, đại biểu Đồng cho rằng, cho dù trong bối cảnh mới mục tiêu ưu tiên có thể thay đổi, song không ai có thể làm thay Quốc hội công việc xây dựng pháp luật, trong đó có khá nhiều đạo luật mới và sửa đổi nhằm tạo hành lang pháp lư đủ mạnh cho cải cách thể chế kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc gia.
P.Thảo