Sự kiện thu hút người hâm mộ bóng đá trong tuần này không phải những trận cầu cuối mùa của các giải đấu ở châu Âu, mà là việc lần lượt các nhà cầm quân của 32 đội tham dự Cúp thế giới 2014 công bố danh sách các cầu thủ được tuyển chọn đến Brazil. Nh́n chung không có nhiều bất ngờ, tuy nhiên nhiều tên tuổi đang thi đấu thành công ở các câu lạc bộ lớn vắng mặt cũng làm cho người hâm mộ thấy tiếc.
Gian lận cá độ : Kẻ thù của bóng đá Châu Á. Trong ảnh, một số tang vật mà Interpol thu giữ trong vụ đường dây cá độ World Cup 2010 khổng lồ ở Châu Á, với hơn 5.000 người bị bắt./Reuters |
Cùng với chuyên gia Trần Văn Mui chúng ta sẽ phân tích và điểm lại những tên tuổi bị bỏ rơi ở Cúp thế giới lần này :
Ông Trần Văn Mui : Nghe bấm vào đây
Bê bối gian lận : Đối thủ lớn nhất của bóng đá châu Á
Bóng đá châu Á tiến quá chậm so với mặt bằng của thế giới. Chừng nào c̣n chưa thắng nổi đối thủ đầu tiên là những bê bối tiền bạc, tệ nạn mua bán dàn xếp tỷ số, th́ bóng đá châu Á không thể nghĩ tới việc giành chiến thắng ở đấu trường thế giới. Đó là nhận xét chung của nhiều chuyên gia khi nh́n vào bức tranh bóng đá châu Á, vẫn được đánh giá là sôi động và nhiều tiềm năng.
Nếu nh́n vào khía cạnh dân cư và sự cuồng nhiệt say mê với môn bóng tṛn, th́ có lẽ châu Á phải được xếp ở đỉnh trong làng bóng đá thế giới. Tuy nhiên, hàng tỷ đô la đă được đổ vào châu lục này trong các hợp đồng mua bán bản quyền truyền h́nh các trận đấu hay, các sản phẩm của bóng đá cũng vẫn không tạo được sức bật cho các giải bóng đá ở khu vực này vươn ra khỏi vùng trũng của thế giới. Trái với h́nh ảnh những cổ động viên châu Á mê bóng đá, thực tế hầu hết các giải vô địch quốc gia trong khu vực này vẫn ch́m trong những bê bối tham nhũng. Các câu lạc bộ bị bỏ bê, cổ động viên quay lưng lại với các giải trong nước khiến các sân vận động ngày càng vắng vẻ, các huấn luyện viên được trả lương rẻ mạt. C̣n cầu thủ, những tác nhân chính của sân chơi này, ngày càng bị lôi cuốn vào ḍng xoáy của các vụ cá độ mua bán tỷ số. Những nhà chuyên môn đang quan tâm đến bóng đá của khu vực rộng lớn, chiếm 2/3 dân số thế giới này đều cảm nhận thấy bức tranh ảm đạm của các giải vô địch quốc gia ở châu Á.
Ông Laurent Vidal, một chuyên gia về thể thao tại Đại học Paris-Panthéon- Sorbonne của Pháp nhận xét : « Các giải vô địch quốc gia (châu Á) bị dàn xếp gian lận đến mức có những giải đấu bị giải tán hoàn toàn. Người Trung Quốc không c̣n quan tâm đến thể thao trong nước nữa mà quay sang với thể thao châu Âu. »
Chuyên gia Laurent Vidal giải thích thêm : « Việc dàn xếp cá độ các trận đấu là nền tảng của việc rửa tiền. Trước đây, dân buôn vũ khí hay buôn người vẫn phải qua khâu rửa tiền và họ chỉ cần thu lại 60% số tiền. Trong khi đó thông qua cá độ những kẻ muốn rửa tiền bỏ 100 có thể thu lại 95. V́ thế cá độ bóng đá thực sự là một cỗ máy rửa tiền ». Kết quả là nền bóng đá của châu lục này ngày càng trở nên heo hắt.
Nhật Bản là niềm hy vọng lớn của châu Á tại Cúp thế giới Brazil 2014. Tuy vậy, không mấy ai tin đội tuyển Nhật có cơ hội đi xa trong ṿng chung kết lần này. Thậm chí cả các kỳ tới ở Nga 2018 hay Qatar 2022 cũng không một ai nghĩ đội tuyển nước này có được danh hiệu nào đó.
Nhà báo thể thao Andy Jackson của tạp chí chuyên viết về bóng đá FourFourTwo ( 4-4-2) khẳng định : « Tôi nghĩ là bóng đá châu Á đă có tiến bộ nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sự tiến bộ đó có đủ nhanh so với các khu vực khác trên thế giới để có thể giúp cho một nước châu Á giành Cúp thế giới trong ṿng 8 năm nữa không ? Tôi th́ tôi không tin ».
Nhưng dù sao th́ bóng đá châu Á cũng đă từng làm nên bất ngờ ở đấu trường thế giới. Khi năm 2002 Hàn Quốc, nước đồng chủ nhà, vào đến bán kết, có nhiều người tin rằng đó là một bước ngoặt lớn. Thế nhưng từ đó đến nay không có ǵ gọi là đột biến với các đội bóng của khu vực này. Năm 2006, duy nhất có đội Úc vượt qua được ṿng bảng, rồi cũng bị loại ngay ṿng tiếp theo. Kỳ Cúp thế giới 2010, Nhật Bản và hàn Quốc cũng vào đến ṿng hai là kịch đường.
Có bị đánh giá là phát triển chậm, nhưng rơ ràng là giờ đây châu Á không thiếu nhân tài bóng đá. Người hâm mộ đă thấy nhưng Park Ji-Sung của Hàn Quốc, Shinji Kagawa, Keisuda Honda hay Nagatomo của Nhật Bản đang trở thành những trụ cột của nhiều cậu lạc bộ hfng đầu châu Âu.
Điểm mặt qua các giải quốc nội, có lẽ chỉ có Nhật Bản là nước vẫn phát triển được giải trong nước cho dù các tài năng lớn đều ra nước ngoài thi đấu.
Ngược lại với Nhật, tham nhũng, bê bối tiền bạc đang phá hoại sự phát triển các câu lạc bộ cũng như đội tuyển quốc gia Trung Quốc. Gần giống với Trung Quốc, bóng đá Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn bị ch́m ngập trong những vụ bê bối cá độ dàn xếp trận đấu khiến cho giải vô địch quốc gia tan tác, các đội tuyển vẫn ngụp lặn không thoát khỏi cái cái ao làng khu vực Đông Nam Á.
Các vụ tham nhũng c̣n dính đến cả cấp độ quản lư cao nhất của bóng đá châu lục này. Hẳn người ta vẫn c̣n nhớ vụ năm 2011, cựu chủ tịch của Liên đoàn bóng đá châu Á AFC, Mohamed bin Hammam bị cáo buộc tham nhũng và đă bị FIFA thải loại.
Tương lai của môn bóng tṛn châu Á đă ảm đạm lại thêm u ám, mà muốn thoát ra khỏi bầu không khí đó, theo các chuyên gia bóng đá th́ phải loại trừ một các có hệ thống, tận gốc rễ tệ nạn tham nhũng.
Anh Vũ/RFI