Làm thế nào để doanh nghiệp gây ảnh hưởng lên chính phủ với quyền lực mềm của các nhóm vận động hành lang?
Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Các nhà vận động hành lang (lobbyist) không phải lúc nào cũng được ưu ái. Jeremy Galbraith (đến từ công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận động hành lang Burson-Marsteller) chia sẻ với Economist câu chuyện trên taxi khi ông ở Oslo. Cuộc nói chuyện diễn ra khá vui vẻ cho đến khi người lái xe hỏi ông làm nghề ǵ. Sau đó, toàn bộ cuộc hành tŕnh trôi qua trong im lặng.
Thông thường, các công ty đều muốn xây dựng mối quan hệ với chính phủ nhằm đảm bảo lợi ích được duy tŕ trong tương lai. Ở Mỹ, Hiến pháp qui định rơ ràng về quyền khiếu nại các nhà chức trách. Khi các nhà chức trách có xu hướng can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế, các nhà vận động hành lang càng có thêm cơ hội hoạt động. Tuy vậy, các qui định thỏa măn mong muốn của các công ty có thể gây nhiều tranh căi ở cấp độ quản lư cao hơn.
Mancur Olson – một nhà nghiên cứu chính trị - cho rằng các nhóm nhỏ tập trung nhiều nhà sản xuất có động lực mạnh mẽ liên kết với nhau nhằm bảo vệ các chính sách giảm thuế và mức trợ cấp v́ họ được hưởng lợi rất lớn từ các đặc quyền này. Trong khi đó, hàng triệu người đóng thuế và người tiêu dùng – đối tượng phải gánh phí cho các đặc quyền này - khi tính theo đầu người chi trả một khoản phí rất nhỏ. V́ vậy, họ có ít động lực để lên tiếng phản đối loại bỏ các qui định. Theo thời gian, sức mạnh của các nhóm vận động cho “lợi ích đặc biệt” sẽ càng lớn mạnh, làm giảm tiềm năng phát triển của nền kinh tế.
Lobby kiểu Mỹ
Phần lớn các cuộc vận động hành lang mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Theo một phân tích của tổ chức vận động hành lang Sunlight Foundation, trong quá tŕnh cải cách đạo luật tài chính Dodd-Frank (từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2013), số lần gặp gỡ giữa các nhà quản lư liên bang với các ngân hàng nhiều hơn 14 lần so với các nhóm người tiêu dùng. Chỉ riêng Goldman Sachs tham gia 222 cuộc họp trong khi top 20 nhóm ủng hộ cải cách tham gia tổng cộng 287 lần. Trong danh sách các đối tượng thường xuyên tham gia, nhóm cải cách xếp hạng 30.
Ở Anh, các công ty nước giải khát tham gia 130 cuộc họp với chính phủ trong khoảng thời gian 2010-2013; kết quả đạt được là một kế hoạch áp dụng mức giá tối thiểu cho đồ uống có cồn.
Các nhà vận động hành lang Mỹ ở phố K, Washington.DC, được cho là nhóm vận động có ảnh hưởng nhất, tuy vậy thành công của họ c̣n rất non trẻ. 50 năm trước, rất ít công ty lớn có đội ngũ vận động hành lang chuyên nghiệp hay đặt trụ sở tại Washington.DC. Trung tâm hoạt động của Lyndon, Johson, Richard Nixon hay Jimmy Carter giúp mở rộng vai tṛ của chính phủ và gia tăng ảnh hưởng của thể chế.
Giữa những năm 1960, khi Ralph Nader tổ chức chiến dịch phản đối các biện pháp đảm bảo an toàn xe hơi kém chất lượng, General Motors không có một nhà vận động hành lang nào ở Washington.DC. Cuộc phản chiến diễn ra khá lâu sau đó, vào năm 1971 khi Lewis Powell – một công ty luật doanh nghiệp - đưa ra thông báo cáo buộc chủ nghĩa tư bản Mỹ ứng phó với các cuộc tấn công theo cách “xoa dịu, thiếu trách nhiệm và trốn tránh vấn đề”. Các doanh nghiệp bắt đầu liên kết với nhau. Thành viên của Văn pḥng thương mại đă tăng từ 36.000 năm 1967 lên 80.000 năm 1974 và tăng lên gấp đôi 160.000 năm 1980.
Vận động hành lang tạo ra động lực riêng của nó. Một công ty khi thấy đối thủ theo đuổi chính sách sẽ có xu hướng làm theo để tránh bị tụt hậu. Thêm vào đó, vận động hành lang có hiệu quả nhất định. Trong top 100 công ty trên tạp chí Fortune, 10 công ty có hoạt động hành lang tích cực nhất năm 2010 đạt được mức thuế ưu đăi khoảng 17%; trong khi 80 công ty vận động ít nhất phải trả thuế lên tới 26%.
Vận động hành lang cũng có tác dụng khi chống lại các chính sách luật không thuận lợi nhờ các nhóm gây áp lực chính trị. Gần đây ngành công nghiệp tài chính nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức một số vận động ở Brussels – nơi cuộc khủng hoảng 2007-2008 gây ra nhiều sự phản đối thù địch.
Ngài Lee Drutman từ Sunlight Foundation cho rằng các nhà vận động chuyên nghiệp đạt được ưu thế từ sự mất cân bằng thông tin. Các công ty dựa vào các nhà vận động để t́m hiểu các thông tin về chính phủ. Thông tin mà họ nhận được vừa có thông điệp tốt và xấu, khiến học có động cơ để chi trả thêm nhiều hoạt động vận động hành lang khác. Nhiều tranh căi được đưa ra xung quanh vấn đề doanh nghiệp nên tiến hành vận động hành lang cá nhân hay dựa vào các tổ chức công nghiệp lớn. Một chiến dịch hành lang được tiến hành để thay đổi chính sách phù hợp với các công ty đơn lẻ sẽ cực kỳ phức tạp, yêu cầu vận động ở các tầng lớp khác nhau. Các nghiên cứu của Drutman cho thấy cách dự báo hiệu quả nhất cho các hoạt động vận động hành lang trong bất cứ năm nào đều có liên hệ với vận động của năm trước đó.
Tất cả những điều này đang làm cho chính sách và luật thuế trở nên phức tạp hơn. Số lượng các qui định thuế ở Mỹ đă tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 2001-2011, số lượng từ ngữ dùng để diễn giải đă tăng lên 3,8 triệu từ. Sự phức tạp này tăng gánh nặng lên nền kinh tế, điều này đă được ngài Olson dự đoán hơn 30 năm trước.
Các cuộc thảo luận về vận động hành lang dường như tập trung khá nhiều vào Mỹ, tuy nhiên nguyên nhân được cho là do thái độ khá cởi mở của nước này. Ví dụ ở Trung Quốc, vận động hành lang không được coi là một nghề nghiệp thật sự. Tuy vậy, thật khó tin nếu các doanh nghiệp nước này không có mối liên kết nào với chính phủ; chưa kể đến rất nhiều công ty lớn có một phần thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Ở châu Âu, các nhà vận động tập trung ở Brussels nơi Rue Belliard được coi là phố K của Mỹ. Các qui tắc công bố thông tin có xu hướng lỏng lẻo hơn ở Washington; việc đăng kư hồ sơ của các nhà vận động được thực hiện tự nguyện, v́ vậy các nhà vận động thực sự chắc chắn vượt qua con số đăng kí 30.000. Tuy vậy, không giống Mỹ, ít nhất châu Âu có những qui định nghiêm ngặt về sự tham gia của các nhà chính trị trong các chiến dịch.
Thảo Phương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist