Mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà cũng như “nới” điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề được các chuyên gia quan tâm tại hội thảo lấy ư kiến doanh nghiệp hoàn thiện Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa diễn ra tại Tp.HCM.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện nay, việc tạo môi trường công bằng và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ giúp giải quyết bài toán về vốn cho thị trường. Ảnh: Thanh Thịnh.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, phó Cục trưởng Cục quản lí nhà và thị trường bất động sản nhận định, chúng ta đang phát triển bất động sản theo xu hướng quy hoạch chạy theo dự án, hệ quả là nhiều dự án có diện tích lớn đang bỏ hoang rất nhiều không phải v́ chủ đầu tư không có vốn mà v́ bán không ai mua.
Chính v́ hoạt động kinh doanh theo phong trào đă dẫn đến có rất nhiều nhà kinh doanh bất động sản nhưng sản phẩm bất động sản không có nhiều. Điều này làm lệch pha cung cầu, gây bất ổn cho thị trường.
Để tạo hành lang pháp lư nhằm thanh lọc được các doanh nghiệp có năng lực trong ngành bất động sản và mở rộng điều kiện cho Việt kiều và nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, ban soạn thảo đă tổ chức lấy ư kiến 2 dự thảo luật này cùng lúc nhằm tránh bị trùng lắp và mâu thuẫn.
Theo ư kiến của nhiều chuyên gia, dự thảo luật kinh doanh bất động sản đă khắc phục được những hạn chế đang tồn tại như không bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn, mở rộng điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Tuy nhiên vẫn c̣n những hạn chế về quyền hạn như không được nhận chuyển nhượng đất rồi xây nhà bán mà chỉ được xây nhà bán khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận xét, dự thảo luật hiện nay vẫn c̣n nhiều nhiều điểm vướng mắc cần điều chỉnh. Luật sư Nguyễn Thị Cam – Công ty TNHH Đất Luật cho rằng, việc cho phép chủ đầu tư được phép thành lập sàn bất động sản có nghĩa là cho phép họ “vừa đá bóng, vừa thổi c̣i” sẽ làm mất đi tính minh bạch và không đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà.
Bên cạnh đó, quy định về vốn huy động từ tiền mua, tiền thuê, tiền thuê mua nhà ở trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở (điều 66 khoản 3) cũng đang có nhiều bất cập. Theo quy định này, trường hợp mua bán nhà ở được xây dựng theo dự án th́ chủ đầu tư chỉ được nhận tiền mua nhà trả trước của khách hàng theo tiến độ xây dựng nhưng không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà cho người mua. Chủ đầu tư là tổ chức cá nhân nước ngoài th́ chỉ được ứng trước tiền mua nhà ở của khách hàng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở.
Tại sao lại có sự phân biệt đó là liệu sự phân biệt này có cần thiết không khi khoảng cách từ 50% đến 70% không phải là vấn đề chủ chốt mà chỉ tạo tạo thêm sự phân biệt không cần thiết, cần phải xem xét lại, luật sư Cam góp ư.
Cùng quan điểm trên, bà Đinh Thị Hiền Lư, đại diện Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang rất khó khăn nên việc tạo môi trường công bằng và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ giúp giải quyết bài toán về vốn cho thị trường. V́ vậy, các quy định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản lần này làm thế nào càng không có sự phân biệt càng tốt.
Đại diện ban soạn thảo, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, những ư kiến đóng góp của doanh nghiệp và các chuyên gia, ban soạn thảo sẽ cân nhắc điều chỉnh trước khi tŕnh Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới. Dự kiến hai dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 11/2014.
Diệu Trang