Là người mang lại tiếng cười đến với khán giả qua các tiểu phẩm hài "Gặp nhau cuối tuần", thế nhưng ít ai biết được phía sau tiếng cười ấy của NSƯT Phạm Bằng là một khoảng lặng mà ông chưa bao giờ chia sẻ.Sáng đạp xích lô, tối làm vua...
Sinh ra vào những năm 30 của thế kỷ trước, có một tuổi thơ đủ đầy, nghệ sỹ Phạm Bằng một thời từng là cậu ấm của đất Hà thành v́ gia đ́nh làm ăn phát đạt, thuộc hàng có của ăn của để khi ấy.... Tuy nhiên, kể từ khi ông cụ thân sinh của nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời khi mẹ ông mới chỉ 24 tuổi đă khiến cuộc đời ông gặp nhiều thử thách.
Khi đó, sự cứng rắn và mạnh mẽ bươn chải, vừa làm cha, vừa làm mẹ của người phụ nữ đă tạo nên tính hà khắc đến nghiệt ngă trong con người mẹ ông. Nghiêm khắc với các con chưa đủ, đến cả khi các con đă yên bề gia thất bà c̣n khắc nghiệt với cả con dâu, đến tận khi ĺa xa cơi đời, bà vẫn giữ nguyên sự cố hữu đến bảo thủ trong con người ḿnh.
Nghệ sỹ Phạm Bằng vẫn nhớ, suốt những năm tháng theo đuổi con đường nghệ thuật, chưa một lần mẹ ông đến xem dù chỉ một vở kịch, hay một chương tŕnh có con trai tham gia, bởi với bà, ‘nó chỉ là con hát đi mua vui cho thiên hạ’. Quyết định lấy một cô gái như thế nào về sống với ḿnh cả đời ông cũng phải lựa xem ai là người sống được với mẹ, nên ngay cả khi có gia đ́nh riêng, ông vẫn có một nỗi cô đơn khó khỏa lấp.
Hồi mới vào nghề, khi đă hoạt động tại đoàn công văn công Hà Nội 4 năm nhưng nhiệm vụ chính của ông chỉ toàn chạy cờ. Nản và xấu hổ, vợ con nheo nhóc, ông đă tính đến chuyện bỏ nghề, đi đạp xích lô kiếm tiền nuôi vợ con. Cũng may, một số đạo diễn sừng sỏ lúc đó đă động viên, ông mới yên tâm, tiếp tục nhẫn nại với nghề. Năm 1965, nỗ lực của nghệ sỹ Phạm Bằng bắt đầu được đền đáp. Ông bắt đầu đảm nhận các vai chính. Với gương mặt khá sắc sảo, Phạm Bằng thường được giao các vai tư sản, phản động, các vai cường hào ác bá thời phong kiến. Sau thời điểm giải phóng Sài G̣n năm 1975, cái tên Phạm Bằng đă trở nên nổi tiếng trong làng kịch nói phía Bắc – thứ giải trí hiếm hoi của người dân bấy giờ. Những chuyến lưu diễn dài biền biệt hàng tháng trời kéo Phạm Bằng đi khắp các tỉnh thành. Xa vợ, xa con nhưng bù lại, có tiền lo cho vợ con ở Hà Nội.
Nghệ sỹ Phạm Bằng nhớ lại, khi đó thù lao diễn mỗi đêm với mức từ 4 hào đến 1 đồng 2 cho mỗi diễn viên. Ông luôn được mức cao nhất. Bát phở tái 2 hào rưỡi, phở chín 2 hào, gạo 4 hào 1kg. Người lớn tiêu chuẩn 2kg thịt/tháng, gạo 17kg/ tháng, trẻ con 1kg thịt, 10kg gạo nhưng lũ trẻ hoạt động nhiều nhanh đói, cơm bữa nào thiếu thịt là chúng kêu ầm lên, bố mẹ chỉ ăn nước thịt, cái th́ phần con. Thế là vẫn đói, phải t́m mọi cách để kiếm tiền, suất vé mời của diễn viên cũng mang ra bán được 8 hào – 1 đồng. Diễn viên tự làm hậu đài, cu ly, bốc vác. Tối vừa làm vua, làm quan trên sân khấu. Diễn xong, tiền bồi dưỡng không dám ăn, đói lắm bỏ ra mua tí xôi, c̣n để dành cho vợ con. Tuy đă hơn 11h nhưng ông lại xin xuất dọn dẹp chở xe ba gác, phông màn, cảnh, từ chợ Bưởi, Láng Ḥa Lạc về rạp Kinh Môn gần nhà.
|
NSƯT Phạm Bằng |
Không thể đi bước nữa v́ quá yêu bà xă...
Giờ đây khi đă hơn 80, tuy đă có cuộc sống khá giả, và được mọi người yêu mến qua những vai diễn mang lại tiếng cười cho khán giả tại các tiểu phẩm hài trong các chương tŕnh Gặp nhau cuối tuần, nhưng đằng sau những tiếng cười tưởng chừng như vô tư ấy là một nỗi cô đơn không ǵ có thể khỏa lấp của nghệ sỹ Phạm Bằng, kể từ khi người vợ bỏ ông mà ra đi...
Thiếu đi bàn tay chăm sóc của người vợ đă hơn chục năm nay, mỗi lần đau ốm lại nhờ đến con cái, nhưng con chăm cha không bằng bà chăm ông, mà nhờ đến các con nhiều quá cũng ngại, nên NSƯT Phạm Bằng cứ lủi thủi một ḿnh như thế trong căn nhà đơn sơ giản dị. Đến cả lúc đi chữa bệnh, ông cũng chẳng nói với ai, cứ lẳng lặng với lỉnh kỉnh đủ thứ thuốc men.
NSƯT Phạm Bằng nhớ khi mẹ ông mai mỉa ḿnh làm cái nghề xướng ca vô loài, là con hát đi mua vui cho thiên hạ và chưa một lần đến xem ông biểu diễn, vợ ông đă âm thầm đứng sau lưng, hy sinh tất cả để chồng theo đuổi con đường mà ông đă chọn lựa.
Bà xă của nghệ sỹ Phạm Bằng là người chịu thương chịu khó, có lẽ cũng khó có người con dâu nào chiều được mẹ chồng khó tính như vợ ông, nên Phạm Bằng nói ông thương vợ, lúc nào cũng thương dáng vẻ hiền lành, có ǵ đó cam chịu và luôn dơi đôi mắt theo ông đầy lo lắng và yêu thương. Thế nên dù đă đi xa hơn 10 năm nay, nhưng trong căn nhà cổ kính của ông lúc nào cũng như c̣n h́nh bóng người vợ vẫn đâu đây, và ông th́, chẳng mấy câu chuyện không nhắc đến bà.
Yêu bà xă sâu đậm đến như vậy, nên mỗi khi nhắc đến vợ ḿnh, trong ánh mắt buồn của nghệ sỹ Phạm Bằng lại ánh lên sự long lanh, niềm tự hào: "
Vợ tôi mất khi mới 65 tuổi. Đó là một phụ nữ mà tôi nghĩ rằng, có lẽ đến kiếp sau nếu may mắn tôi mới gặp được một người như thế. Tôi bị khủng hoảng tinh thần một thời gian dài, anh em khuyên đi làm cho nguôi ngoai.
Tôi lấy vợ khi 29 tuổi, bà ấy kém tôi 8 tuổi. Trong cuộc sống nói chung, nghề nghiệp nói riêng, sự thành công của tôi 98% nhờ vào công bà ấy, tôi chỉ có 2% thôi. Khi bà ấy c̣n, tôi cũng thường xuyên nói thế - không phải nịnh vợ đâu. Vợ chồng - chỉ hai người ấy hiểu nhau nhất, ai hiểu bằng? Lúc ấy khó khăn lắm, tôi đi diễn biền biệt, bà ấy ở nhà bươn chải nuôi ba đứa con. Thời đó không có điện thoại như bây giờ, cùng lắm là viết thư, hoặc nhắn tin qua người quen, đời sống căng thẳng đi vay từng đồng, lương chỉ đủ sống 20 hôm, 10 ngày c̣n lại đi vay. Tôi đi diễn thoải mái trong khi bà ấy ở nhà lo chạy gạo, lo con ốm con đau".
Chỉ muốn sống giản dị, nhẹ nhàng...
Gần đây, nghệ sỹ Phạm Bằng vắng bóng trên màn ảnh nhỏ trong khoảng thời gian dài khiến khán giả nghĩ ông đă dừng nghiệp diễn nhưng mới đây ông đă quay lại trong 1 tiểu phẩm nhân dịp năm mới. Ông cho biết 2 năm qua, ông nghỉ diễn v́ trải qua 3 ca mổ, và trong khoảng thời gian này ông phải di chuyển giữa Sài G̣n liên tục nên khó có thể thu xếp thời gian tham gia vào các dự án phim truyền h́nh.
Gần cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, đến khi về già vẫn mang tiếng cười dành tặng cho đời, giữ lại cho ḿnh những nỗi cô đơn khó chia sẻ cùng ai, NSƯT Phạm Bằng nói ông không biết bon chen, không biết cúi lưng, ṃn gối hay cong xương sống, ông chỉ muốn sống giản dị, nhẹ nhàng, thế là đủ.
tm