Ngày 17-1, tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thuần - tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) - khẳng định nhiều giấy phép khai khoáng đă được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Một cách khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) thuộc Công ty Besra VN quản lư Ảnh: Đ.Nam
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Văn Tần (Công ty cổ phần Prime Thiên Phú - Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) cho rằng dù Luật khoáng sản đă được ban hành năm 2010, nhưng đến nay t́nh trạng khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương vẫn diễn ra khá phức tạp, lộn xộn, không thống nhất. Cũng là khai thác cát trắng để sản xuất gạch prime nhưng ở Thừa Thiên - Huế, thuế môi trường được tính 320.000 đồng/m³, trong khi ở Khánh Ḥa 150.000 đồng/m³. Nếu phải đóng thêm 3% tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản 2010, đơn giá sẽ đội lên thêm 10.000 đồng/m³ nữa. “Cùng một nhóm khoáng sản nhưng mỗi nơi tính thuế tài nguyên một kiểu sẽ dẫn đến việc cạnh tranh về giá không lành mạnh” - ông Tần nói.
Ông Phạm Quang Ngũ - phó tổng giám đốc Công ty Besra VN (khai thác vàng Bồng Miêu - Phước Sơn, Quảng Nam) - cho rằng hiện có quá nhiều loại thuế đánh lên doanh nghiệp khai khoáng. “Chỉ c̣n vài ngày nữa là nghị định 203 (quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) có hiệu lực nhưng đến nay chúng ta mới thảo luận, vậy liệu có thực thi được không? Tôi đề nghị Bộ TNMT nên xem xét hoăn thời gian thu phí này vào cuối năm 2014” - ông Ngũ nói.
Cũng liên quan về cách tính thuế phí, một đại diện Công ty liên doanh khai thác đá Ḥn Thị (Khánh Ḥa) cho rằng Luật khoáng sản năm 2010 được ban hành, nhưng đến cuối năm 2013 nghị định 203 mới ra đời với quy định việc truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2011 đến nay là không hợp lư. Bởi lẽ việc chậm trễ trong triển khai nghị định 203 không phải lỗi do doanh nghiệp mà lỗi từ phía Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp cũng kêu rằng “nếu truy thu th́ tiền đâu để nộp mà tiền các năm trước đă tính vào giá thành”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thuần cho rằng những năm về trước việc khai thác khoáng sản nở rộ như hoa. Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp. Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đă t́m cách bán lại cho đối tác khác.
“Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta” - ông Thuần khẳng định.
Ông Thuần cho rằng trong khi cán bộ quản lư ở các địa phương vừa thiếu vừa yếu th́ các doanh nghiệp khai khoáng lại đào bới loạn xạ... khiến việc khai khoáng trong suốt một thời gian dài không kiểm soát được. “Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác th́ để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác. C̣n nói nghị định 203 ra đời là “thuế chồng thuế” th́ hoàn toàn không đúng. Cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nhằm ngăn chặn t́nh trạng bán giấy phép, loại bỏ các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ...” - ông Thuần nói.
Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà khẳng định nghị định 203 ra đời là rất cấp thiết. “Bởi nó tạo ra nguồn thu để từ đó Nhà nước tái đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xă hội, cải tạo môi trường và những hệ lụy khác do khai thác khoáng sản gây ra. Người dân trong vùng có khoáng sản phải được hưởng các quyền lợi chính đáng” - ông Hà nói. Riêng một số kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến việc hoăn thu, không tính phần truy thu... là vượt thẩm quyền của bộ, “chúng tôi sẽ báo cáo lên cấp trên để xem xét giải quyết” - ông Nguyễn Văn Thuần hứa.
ĐĂNG NAM
Tuoitre