Ca sĩ Chế Linh trong lần biểu diễn ở Hà Nội trước đây.
File photo
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đă có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
Đắm đuối nhạc sến là bất thường?
Trong khi Huy Tuấn cho rằng ca sĩ đua nhau hát nhạc sến là a dua, thiếu nhận thức th́ theo trang VTC Online nhạc sỹ Quốc Trung lại khẳng định: “thanh niên mà đắm đuối với nhạc sến là điều bất thường” và xa hơn nữa nhạc sĩ này cho rằng nhạc sến là thị trường cấp thấp và ca sĩ không nên theo.
Những b́nh luận, ư kiến này làm người yêu mến ḍng nhạc b́nh dân nổi giận, họ cảm thấy bị xúc phạm. Phải chăng ḍng nhạc bị gán cái tên tương đối khiếm nhă này có đáng bị gọi như vậy hay không và khi nó đă đi vào quảng đại quần chúng th́ giá trị thật nó nằm ở chỗ nào?
Trước nhất thử t́m hiểu chữ “sến” và ư nghĩa thật của nó.
Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ Nhạc sĩ Phạm Duy, ông chỉ nói đùa thôi v́ hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông.
-Ca sĩ Chế Linh
Hầu hết tự điển tiếng Việt đều viết chữ sến là một dạng thảo mộc, một họ cây thông dụng mà gỗ của nó dùng đóng thuyền rất tốt. Ư nghĩa này không áp dụng vào chữ sến với nghĩa ngầm, ẩn dụ của nó.
T́m kiếm xa hơn người ta có thể tạm tin vào sự giải thích cho rằng chữ sến có nguồn gốc từ chữ Mari Sến, xuất phát từ chữ con sen, người ở vào thời kỳ Pháp thuộc. Con sen với thân phận thấp hèn nhưng v́ sống trong gia đ́nh của một anh thực dân nên nhiễm thói sang cả nhố nhăng nên thêm hai tiếng Mari phía trước.
Cách giải thích này được phổ biến trong ngữ cảnh miêu tả sinh hoạt từ tinh thần lẫn vật chất của những kẻ thấp hèn, dưới đáy xă hội. Sinh hoạt tinh thần như âm nhạc, chẳng hạn, của họ do đó không thể so sánh với các thưởng lăm thẩm mỹ của giới cao hơn như sinh viên, trí thức hay kẻ giàu có….thành kiến này khởi đầu từ đâu và v́ sao th́ cho đến nay chưa có một cuộc nghiên cứu điều tra xă hội học sâu rộng nào chứng minh điều đó.
Một khẳng định khác về hai chữ “nhạc sến” được cho là từ nhạc sĩ Phạm Duy mà ra. Ca sĩ Chế Linh, cũng là nhạc sĩ hàng đầu trong gịng nhạc sến với bút danh Tú Nhi kể lại câu chuyện ít người biết này:
Nhạc sĩ Phạm Duy tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007. Photo courtesy of phamduy2010.com
“Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ ông Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chỉ nói đùa thôi v́ hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông. Nhạc sĩ Phạm Duy thấy loại nhạc này rất thịnh hành nên thử làm một bài có tên “Sức mấy mà buồn” và một thời sinh viên học sinh họ phản đối dữ dội lắm. Ông Phạm Duy có nói một câu vào lúc 12 giờ 20 phút tại nhà hàng Thanh Thế lúc đó có Châu Kỳ có Trúc Phương, có anh Mạnh Phát, anh Minh Phát và anh Hoài Linh cùng anh Đặng Tấn. Lúc ấy nhạc dĩ Phạm Duy đọc báo ông ấy thấy nhạc phổ thông thịnh hành quá sức ông ấy nói đùa “Ối giời ôi, cái nhạc sến thế mà nó ăn thế!” Từ đó anh Đặng Tấn là nhà văn mới viết lên và hai chữ “nhạc sến” ra đời.”
Dù sao th́ cái thành kiến về nhạc sến chưa bao giờ phai trong ḷng những người không thích nghe loại nhạc này. Con số không thích tuy không lớn nhưng vẫn hiện hữu và lâu lâu từ đấy nổi lên cuộc tranh căi không có hồi kết thúc.
Tùy sự cảm nhận của mỗi người
Có lẽ nhạc sến nổi lên mạnh mẽ nhất từ giữa thập niên 60 khi chiến tranh Việt Nam ngày một nóng hơn và âm nhạc cũng biến chuyển theo gịng thời sự. Nhạc sến ra đời qua những ca khúc nói về người lính, về em gái hậu phương hay sự chia tay đầy nước mắt của những cặp t́nh nhân trong thời buổi loạn ly. Những ca khúc quê hương cũng song hành với gịng nhạc lính. Âm hưởng đồng bằng sông Cửu long và những sinh hoạt đồng áng của người dân được viết với giai điệu cho lớp b́nh dân, khỏe khoắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên và đầy sức sống khiến cho nhạc sến đa dạng hơn và từ đó nhanh chóng lôi kéo một số đông thính giả nhiều giới, tuy nhiên b́nh dân vẫn chiếm đa số.
Người ta cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố t́nh hiểu sai để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét ǵ hay phán xét ǵ về nhạc sến nhạc xưa….
-Nhạc sĩ Quốc Trung
Không phải là giới b́nh dân nhưng nhà báo Đinh Quang Anh Thái lại là người yêu nhạc sến một cách cuồng nhiệt, ông cho biết kinh nghiệm thưởng thức của ḿnh về loại nhạc này:
“Những bản nhạc Bolero mà chúng ta hay nói rằng giới b́nh dân, tức là giới đông đảo người Việt Nam nghe th́ cá nhân tôi rất thích gịng nhạc Bolero đó và thậm chí có thể hát thuộc ḷng cả trăm bài Bolero bởi v́ nó là loại nhạc ảnh hưởng một cách lạ lùng đối với cá nhân tôi về mặt giai điệu đó là chưa kể rất nhiều những ca từ của gịng nhạc Bolero trước năm 1975 rất hay cho nên phải nói rằng sự gắn bó tới giờ phút này vẫn c̣n.”
Trước luận cứ cho rằng nhạc sến sẽ làm hư hỏng thế hệ thanh niên v́ nó ủy mị sướt mướt và làm cho cảm nhận thẩm mỹ của họ xuống dốc, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người nhiều lần ngồi ghế giám khảo trong các kỳ thi âm nhạc cho biết quan điểm của anh:
“Gần đây có một nhận định cho rằng nhạc sến có thề làm hư hỏng tâm lư của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Thực sự đó là cái gịng suy nghĩ nó mang đầy cảm tính hơn là nghiên cứu khoa học. Hơn nữa việc mang đầy cảm tính này nó lại nghiêng về phía của những người không đủ sự hiều biết nhạc sến là ǵ và sức sống của nó ở miền Nam như thế nào. Ngay lập tức người ta có thể hiểu rằng những người này không sinh sống ở miền Nam và cũng chưa bao giờ được thụ hưởng nền văn hóa miền Nam.
Sau năm 1975 nhạc sến thật sự được nhiều vùng tại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở đi mới được thưởng thức nhiều hơn chứ trước đó th́ họ được nghe rất ít. Vời sự cảm nhận gần như chịu thau thiệt với người miền Nam gần 50 năm kể từ năm 54 th́ việc không hiều biết và cảm nhận được nó là lẽ đương nhiên. Câu nói đó và nhận định đó không phản ảnh hết tâm trạng và nguyện vọng của rất nhiều triệu người miền Nam, kể cả những người miền Bắc lúc này cũng đă bắt dầu thưởng thức và cảm thấy hứng thú với nó.”
Nhạc sĩ Quốc Trung. Photo courtesy of Quốc Trung FC.
Quay trở lại với nhạc sĩ Quốc Trung người được báo chí phỏng vấn và trả lời rằng “nhạc sến có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc th́ đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà c̣n cho xă hội”.
Khi chúng tôi muốn biết sự thật về những câu trả lời này nhạc sĩ Quốc Trung cho biết:
“Những bài báo mà người ta nói rằng lời của Quốc Trung nói là suy diễn và họ đăng sai chứ không phải tôi nói trong bài phỏng vấn. Người ta cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố t́nh hiểu sai để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét ǵ hay phán xét ǵ về nhạc sến nhạc xưa….
Trung chỉ nói, thứ nhất những việc làm dụng những bài hát nhạc xưa th́ nó không tốt cho sự phát triển nhạc mới th́ họ lại nói Quốc Trung bảo rằng nhạc xưa ḱm hăm sự phát triển của nhạc Việt là không đúng. Tôi nói là sự “lạm dụng” thế th́ nó khác. Cái từ thứ hai trong bài báo th́ phóng viên người ta nói nhạc sến là thị trường cấp thấp. Thứ nhất tôi không nói nhạc sến là nhạc thấp cấp hay chê bai ǵ cả. Thứ hai tôi nói là thị trường đúng nghĩa th́ nó có những ḍng nhạc riêng phát triển đồng đều chứ không phải như Việt Nam. Không phải là như họ suy diễn. Ngay cả những tựa đề hay câu trích dẫn đều sai hết.”
Trong thời gian gần đây khi quay trở lại Việt Nam tŕnh diễn người nhạc sĩ lẫn ca sĩ dẫn đầu nhạc sến của Việt Nam cho biết khán giả vẫn ái mộ gịng nhạc được gọi là sến này từ Nam chí Bắc. Ca sĩ Chế Linh kể lại:
“Khi đi về Việt Nam Chế Linh cũng chỉ dùng lại những bài như Thành phố buồn, Mười năm t́nh cũ, T́nh như mây khói, Thói đời cũng như một số những bài hát tiêu biểu và ăn khách nhất hồi xưa. Một lần hát như vậy khoảng 30 bài. Đa số ở Việt Nam hiện nay họ vẫn tiếp tục hát gịng nhạc này.”
Âm nhạc ra đời và lớn lên cùng với sự phát triển của xă hội. Âm nhạc phản ảnh bức tranh đời sống của từng thời kỳ lịch sử của bất cứ dân tộc nào. Rồi đây một thời gian về sau khi nghe ḍng nhạc hiện đang lưu hành trong nước người ta e rằng không có một dấu ấn nào đáng ghi nhận kể cả những ǵ bị xem là thấp kém, thiếu tŕnh độ thẩm mỹ mặc dù chúng được quảng đại quần chúng yêu thích.
Điều này cho phép người yêu nhạc sến yên tâm thưởng thức những ǵ mà họ yêu thích bất kể do kỷ niệm mà ra hay do cảm nhận của từng cá nhân thích hợp với từng bản nhạc mà ca từ và giai điệu của nó mở được cánh cửa sâu nhất trong tâm hồn mỗi người.
RFA