Sinh sống và làm việc tại Úc gần 20 năm, Ngô Thanh Ḥa quyết định trở về Việt Nam với mong muốn đem vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của ḿnh ở nước ngoài về phục vụ quê hương.
Mong ước lớn nhất của Ngô Thanh Ḥa là nâng tầm món ăn Việt
Vua đầu bếp Ngô Thanh Ḥa bắt đầu cuộc tṛ truyện với tôi về nghề đầu bếp của ḿnh bằng thông tin, năm 7 tuổi anh đă phải tự học cách nấu ăn cho cả gia đ́nh, pḥng khi mẹ vắng nhà. Năm 12 tuổi anh được mẹ truyền cho cách, chỉ với một số tiền khiêm tốn nhưng phải mua được thực phẩm đủ dinh dưỡng cho cả nhà. Trong những năm tháng ấy, anh đă học được cách làm món kẹo, mứt hoặc tập làm bánh nhân dịp Xuân về. Anh kể, trẻ con Việt thế hệ anh khác với trẻ con nhiều nước. Hồi anh lên 4 tuổi, suốt năm anh phải ăn cơm trộn với khoai lang phơi khô, gạo cháy… Ngày nào cũng vẫn nồi cơm ấy, gạo ít khoai nhiều ăn ngán đến phát sợ. Ám ảnh về cái đói, cái nghèo cứ đeo bám anh, v́ thế anh phải quyết thoát nghèo. Thế nhưng, sau những tháng ngày bôn ba ở xứ người anh lại quyết định trở về.
Nói về lư do trở về Ngô Thanh Ḥa chia sẻ: Sinh sống và làm việc tại nhiều nhà hàng Việt tại Úc không ít người tiếc cho món ăn Việt, văn hóa Việt chưa được quảng bá nhiều ở nước ngoài. Ở Úc không có nền ẩm thực giàu truyền thống như ở Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon, chứa đựng hồn Việt trong đó. Chỉ có điều chúng ta chưa biết cách quảng bá khiến món ăn Việt khó "bay” xa như món ăn của Nhật, Trung Quốc. V́ vậy, ước muốn nâng tầm món ăn Việt đă khiến anh trở về. Thanh Ḥa cho biết, "Tất nhiên, không nhất thiết phải nấu ăn trong nước mới quảng bá được món ăn Việt. Từ kinh nghiệm sống nhiều năm ở nước ngoài tôi thấy bạn bè thế giới đánh giá cao giá trị món ăn Việt, nhưng chưa đồng t́nh về cách phục vụ. Nói cách khác phong cách phục vụ của người Việt c̣n chưa chuyên nghiệp, đó là điểm mấu chốt khiến nhiều thực khách không vui ḷng. Nếu tôi làm việc trong một nhà hàng Việt tại nước ngoài, do ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây, các nhà hàng này ngoài món ăn ngon th́ phong cách phục vụ cũng rất được chú trọng. V́ vậy, tôi ấp ủ có một nhà hàng vừa đậm bản sắc văn hóa truyền thống với đội ngũ nhân viên phục vụ tận t́nh, chuyên nghiệp để "vui ḷng khách đến, vừa ḷng khách đi”.
Tại sao lại là nấu ăn mà không phải là một nghề khác "xứng tầm” hơn, tôi hỏi? Anh Ḥa cho biết, anh đến với căn bếp thực sự rất t́nh cờ. Lúc đầu là do nhu cầu cần có việc làm để kiếm sống, anh đến phụ việc tại một số nhà hàng để có tiền trang trải sinh hoạt, tiền học phí cho việc học tập của ḿnh. Sau nhiều năm tháng, anh nghiệm ra một điều, ăn là nhu cầu rất cơ bản của mỗi con người. Ḿnh phải coi nấu ăn là một nghề kiếm cơm nhưng đồng thời đây cũng là cách dễ nhất để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Ở Úc người bản xứ chỉ biết đến ẩm thực Việt qua những món như: phở, gỏi cuốn, đặc biệt là kỹ năng làm bánh ḿ. Ẩm thực Việt luôn được đón nhận v́ có nhiều rau củ và những hương vị nhẹ nhàng, tinh tế. Những năm gần đây, ẩm thực Việt ở Austraulia đă được thế hệ đầu bếp trẻ người Việt giới thiệu cho người bản xứ một cách hài hoà giữa cũ và mới, giữa đông và tây. V́ vậy, anh tập trung nấu những món ăn Việt theo một phong cách mới, một sự biến tấu rất nhẹ nhàng nhưng làm cho món ăn hương vị Việt thường ngày có thêm phong vị hiện đại. Tôi nghĩ, sự kết hợp này sẽ có giá trị nhất định trong quảng bá món ăn Việt ở Úc, anh Ḥa cho biết.
Nguồn: Lục B́nh/ Daidoanket