Chỉ một thời gian rất ngắn khi câu chuyện về nhà văn Nhă Thuyên và nhóm Mở Miệng chưa kịp lắng xuống th́ tác phẩm Đại Gia lại mang đến cho người đọc khá bất ngờ khi hay tin tác phẩm này bị Cục xuất bản cấm lưu hành. Cuốn sách chưa kịp tŕnh làng đă mất hút trong sự phán xét một chiều của quan chức tuyên giáo để lại uẩn ức cho nhà văn Thiên Sơn cùng những ai chờ đợi sự bất ngờ từ tác phẩm mang lại mặc dù theo tác giả cho biết đứa con tinh thần của ông chỉ là một tiểu thuyết hư cấu.
Sống lại một thời không muốn quên
Quán cà phê Cộng tại Hà Nội./Courtesy Cà phê Cộng
Trong lúc Đại Gia c̣n đang trong ṿng tranh căi th́ câu chuyện về chuỗi quán Café Cộng lại làm bùng cháy lên chút yên ắng đến buồn ḷng về sinh hoạt tinh thần của giới trẻ. Chỉ vài quán café mang tên Cộng nhưng làm sống lại cả một thời mà nhiều người không muốn quên. Cái thời được gọi là “bao cấp” trong kinh tế cũng đồng nghĩa với bao cấp trong tư duy khi các khuôn mặt lănh tụ được kính cẩn treo nơi trang trọng nhất và người dân được định hướng rằng những lănh tụ ấy là sao sáng dẫn đường giải phóng dân tộc cũng như nếu không có họ th́ Việt Nam vẫn c̣n trong ṿng nô lệ bởi hai lực lượng thù địch là thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, những khuôn mặt lănh tụ như Karl Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro xuất hiện trên tường của café Cộng không c̣n cái vẻ “lănh tụ” nữa mà tụt hạng xuống làm người dân b́nh thường với một cung cách mới thay v́ quảng bá chủ nghĩa Cộng sản họ lại quảng cáo nước giải khát.
Người xem không thể không bật cười khi thấy Karl Marx đội một chiếc sô bằng sắt trong khi Lenin, Stalin tay cầm ly đầu đội phễu như trong một bữa tiệc nào đó mà khẩu hiệu không c̣n được chú ư đến nữa. Mao Trạch Đông cùng với Fidel Castro nâng cao ly như kêu gọi nhân dân toàn thế giới hăy uống Coca thay v́ cặm cụi t́m lối đi lên xă hội chủ nghĩa!
Nó đă ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đă từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ư trở lại là v́ cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác.
-Blogger Uyên Vũ |
Bức tranh này xuất hiện tại Hà Nội vào năm 2013 và người xem nó thản nhiên như xem bức hí họa của “Sát thủ đầu mưng mủ” cách đây vài năm. Hiếu kỳ và hơi vui vui, không ai thấy bị xúc phạm hay sợ hăi kể cả những người từng một thời say mê những thần tượng này, những người theo Đảng trong những năm tháng khó quên bắt đầu từ thời kỳ hoàng kim của Đảng Cộng sản trên toàn thế giới.
Lịch sử đă chứng minh sự tàn ác của Stalin, của Mao và không ai c̣n mơ màng với những món ăn chính trị từng một thời đặt trịnh trọng trên bàn ăn Cộng sản do hai tay tổ này dọn ra nữa.
Café Cộng đă từ những khái niệm này, lập lại vết tích ấy ngay trên tác phẩm Lenin toàn tập, tác phẩm mà người Cộng sản Việt Nam cho là kinh điển của mọi thời đại. Cuốn sách ấy được giữ nguyên cái b́a nhưng bên trong nó được sáng tạo thành một tấm thực đơn và khách có thể chọn bất cứ thức uống nào họ thích, hoàn toàn ngược lại với menu mà Lenin đưa ra vài chục năm trước đây.
Café Cộng gọi đó là “giải khát có đá”. Ngay cách gọi này cũng gây ấn tượng mạnh cho vị khách nào thích để ư tới chữ nghĩa. Cách dùng chữ này chứng tỏ chủ quán là một nhân vật rất thích sự sáng tạo, một yếu tố không thể thiếu đối với một quán café khi hầu hết thực khách đều cần một không gian riêng trong những giây phút thư giăn của họ.
Người Hà Nội chắc không ai lại không biết cái câu khét tiếng của Lenin: “học, học nữa học măi” và khi vào café Cộng nó trở thành câu slogan rất dễ thương: “Cộng, Cộng nữa, Cộng măi”. Thay v́ học những lư thuyết khô khan vô ích người ta sẽ dễ thở hơn khi cộng vào đời sống của ḿnh những ư tưởng thú vị từ cái quán nhỏ bé này.
Nhà thơ bút tre Đặng Văn Đăng khi nghe tin chủ tịch Hồ Chí Minh mất đă viết ngay hai câu mà dân gian c̣n truyền khẩu tới nay:
“Bỗng nghe tin sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.”
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Bài thơ ngộ nghĩnh, rất bất ngờ và làm cái tin bác mất trở nên b́nh thường, vậy mà hàng triệu người không cần để ư đến những tiết tấu rất bút tre ấy. Có lẽ sau 45 năm, chỉ có café Cộng lại dám nguệch ngoạc câu thơ "Tiến lên, toàn thắng ắt về ta" trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch HCM trở thành một câu thơ nghịch ngợm, và rất có duyên thành câu "Ngồi im... toàn thắng ắt về ta" của café Cộng!
Nói ǵ th́ nói, đây là câu thơ Yoga, câu thơ Thiền xuất sắc mà chỉ có Cộng mới sáng tạo ra. Tiến lên là “động” mà càng động th́ càng tan, chỉ có sự yên lặng tuyệt đối bằng cách ngồi im mới có thể hóa giải mọi thứ tục lụy trên đời. Biết bao nhiêu thiền sư đă theo đuổi lư thuyết này nhưng Cộng là người chuyển đổi hoàn hảo nhất vào một câu thơ được nhiều người biết. Biết, nhưng dĩ nhiên không có ǵ hay.
Câu thơ khô khan sắt thép không có ǵ hay ấy qua tay café Cộng bỗng dưng trở thành công án Thiền, và hơn thế nó làm cho người ta mỉm cười, yên ổn với cái tâm không động đậy.
Tuy nhiên không phải ai cũng thích sự thâm trầm ấy, đặc biệt là những người cộng sản trung kiên trong lực lượng tuyên giáo.
Thiếu tôn trọng một tài sản trí thức?
Báo Đất Việt trong loạt bài viết về đề tài này đă lên án café Cộng khi dám dùng sách của Lenin để làm thực đơn v́ đây là tác phẩm giá trị về tư tưởng, lư luận chính trị. Café Cộng đă thiếu tôn trọng một tài sản trí thức trên toàn thế giới và từ đó đề nghị Hà Nội phải có biện pháp mạnh xử lư.
Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi th́ nó chả có vấn đề ǵ nghiêm trọng.
-Nhà văn Nguyễn Viện |
Ngày 30/8, trả lời báo Đất Việt, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Hà Nội khẳng định: "Sở đă nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan công an (PA83) để kiểm tra báo cáo thành phố". Ông Động nói thêm "Quan điểm của Sở là phải được xử lư quyết liệt, v́ vấn đề này c̣n liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị nên phải báo cáo kiến nghị thành phố xử lư".
Xử lư quyết liệt như thế nào th́ ông Động không cho biết nhưng ngay khi nguồn tin này xuất hiện th́ số khách đến cái quán nhỏ xíu ở đường Triệu Việt Vương ấy tăng lên gấp hai lần. Một người có nickname Ghiencafe viết:
“Với một không gian không rộng lắm, nhưng vẫn đủ mang lại cho bạn sự thoải mái. Cộng là sự hoài niệm về một Việt Nam chiến tranh năm nào với ghế vải dù, hay hoa văn của những chiếc chăn Tàu sặc sỡ. Bạn ngồi nhâm nhi ngụm cafe (được pha khá chuẩn, thơm nồng), và… có rất nhiều cái để ngắm: những bức ảnh lịch sử, mô h́nh máy bay, những dây điện được mắc cách tường bằng những quả sứ nhỏ xíu… tất cả, hết sức giản dị mà sinh động. Những ấn tượng ấy, giúp cho chúng ta nhớ măi về một thời chiến đấu kiên cường và hào hùng của các thế hệ cha ông..”
Một dân ghiền café khác viết trên tường facebook:
“Bước chân vào quán cà phê, bạn sẽ ấn tượng ngay với không gian xưa cũ của quán, nhưng cũng toát lên vẻ trẻ trung rất x́ tin, chẳng thế mà các teen sành điệu Hà thành rất thích chọn Cộng cà phê làm điểm hẹn tán gẫu.
Quán bé như bao diêm, thêm một phần gác khá nhỏ ngồi bệt bên trên. Bức tường để mộc, sơn vôi trắng với đường vân gồ gề, sàn nhà ốp gỗ mộc, bộ bàn ghế nâu trầm cũ kỹ. Trang điểm cho quán là những đồ vật hết sức đơn sơ nhưng rất ấn tượng, nào là mô h́nh máy bay, những cuộn chỉ cắm trên tường, những con ốc vít điện từ ngày xửa ngày xưa... tất cả tựa như một bức tranh sắp đặt đậm chất teen tinh nghịch.”
Trên trang nhà của café Cộng vài người nhận xét về quán khác hẳn với những ǵ mà Đất Việt mô tả. Một trong những bá viết khá thú vị ấy của tác giả Nguyễn Quư Đức:
“Dăm chiếc bàn gỗ sẫm màu, ghế cao ghế thấp. Một cái ǵ đó xưa xưa, lại mới mới. Những bức ảnh không màu, vài cái lọ men, màu xanh bộ đội trên tường, màu sơn đen đă ṃn trên sàn gỗ. Thân quen? Có. Là lạ? Cũng đúng là lạ.
….
Nếu ở chung quanh đang có bóng dáng đèn nê-ông, đèn chớp nháy, ở góc này của Triệu Việt Vương là cái biển màu bộ đội đấy, và cái biển đèn yếu điện khiêm nhường, cái logo có ngôi sao vàng trên vài cái vệt đỏ. Rất phong cách.
……..
Vào cái thời đấy, ở Cộng là một bước nhảy… lùi. Biến chuyển nho nhỏ chính là đấy: là không đi với thời đại đèn led, biển hiệu nhấp nháy mà trở lại một cái thời… đơn giản, ít sung túc hơn. Cái thời mà ai cũng muốn quên, chắc chắn. Nhưng cùng lúc, nó là cái thời tiền tư bản. Chưa đâu: chưa lo đến tiền, tiền, tiền, đến nhà đất, ô tô. Anh em khổ cùng với anh em, thương nhau, câu nói đầu môi chỉ là cơm nắm, chú lợn con nuôi dưới giường. Bao cấp. Cái thời đau thương, nhưng hay hơn cái lúc này ở cái tinh thần chịu đựng, chấp nhận và không đua đ̣i.”
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Sau cơn hồng thủy chinh phạt của lực lượng an ninh văn hóa, café Cộng bây giờ ra sao? Một người chơi facebook ghé café Cộng và tả lại h́nh ảnh của nó hôm nay:
“Vẫn khung cảnh cũ, cũ kỹ, những chiếc bàn, ghế gỗ thô thô, uống cafe bằng cốc sắt tây, đôi chỗ nham nhở... Nhưng h́nh như đă mất đi cái ǵ đó. Đúng rồi, mất đi những bức tranh, ảnh châm biếm: anh Nin đội thùng sắt, Stalin mọc sừng... những câu khẩu hiệu: cộng, cộng nữa, cộng măi... cũng biến mất. Một số bức ảnh thời bao cấp, thời chiến tranh... hay ho, chủ quán cũng gỡ mất. Nhất là cuốn Menu bằng sách của VL Lê Nin cũng được cô bé phục vụ cho biết là cất đi rồi.”
Qua hẳn những đồn thổi về hành tung của quán café đầy thú vị này, blogger Uyên Vũ nhận xét tại sao cho đến lúc này ban th́ chính quyền mới để ư tới cái quán bé xíu ấy:
“Đó chỉ là sáng tạo của người kinh doanh. Họ muốn dùng những cách độc đáo và loại h́nh như vậy không có ở Việt Nam. Sài G̣n này vốn là một thành phố năng động cởi mở cũng không có dạng đó. Người kinh doanh như vậy thứ nhất phải có sự nhạy bén của dân kinh doanh. Họ biết món hàng đọc sẽ hút khách hơn.
Cái quán như vậy không phải mới mở mà nó đă ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đă từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ư trở lại là v́ cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác. Khi mà công luận được tập trung vào một phía th́ nó sẽ chia sẻ lượng người quan tâm. Hai nữa có những người không thể gọi là nhà báo được khi mà họ viết bài với thái độ đầy ác ư với quán đó bằng những ngôn từ vừa mạ lỵ lại vừa quy kết.”
Nhà văn Nguyễn Viện đưa ra nhận xét:
“Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi th́ nó chả có vấn đề ǵ nghiêm trọng. Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó th́ do sống lâu quá trong một thế giới khép kín đến khi có một hành động ǵ hơi bất thường một chút, hay biểu lộ một cá tính hay những suy tưởng muốn làm mới qua h́nh thức nào đó như tạo ra h́nh ảnh lạ cho việc kinh doanh của họ th́ có thể nó gây sốc cho một giới nào đó.”
Nhưng có lẽ bài thơ của tác giả Huỳnh Văn Úc gửi cho trang blog Nguyễn Tường Thụy sẽ nói lên rất nhiều điều về quán café này:
“Em ơi! Buồn làm chi?
Anh sẽ đưa em đến Cà Phê Cộng,
Để nhớ lại một thời ta đă sống.
Ta sẽ ngồi trên chiếc ghế vải dù
Làm theo kiểu ghế xích đu
Ngắm những bức tranh một thời khói lửa
Những bức tranh không đâu c̣n nữa
Ngắm chiếc bàn củ kỹ gỗ nâu
Và ta sẽ nh́n thật lâu
Những cuốn sách đă đi vào dĩ văng
Những khẩu hiệu đă đi vào quên lăng
Những con người ta đă tôn thờ
Mà nay chỉ c̣n thấy trong mơ
Mỗi khi ta ngược về quá khứ.
Em ơi! Em bằng ḷng chứ?
Ngồi bên anh với tách cà phê
Thấy ḿnh nửa tỉnh nửa mê
Nhấp từng giọt đắng nhớ về ngày xưa.”
Mặc Lâm, biên tập viên RFA