Dăy núi nổi tiếng với những chiếc đầu tượng khổng lồ nằm rải rác khắp nơi...
Nằm ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những di sản mang dáng vẻ kỳ bí nhất thế giới - núi Nemrut. Dăy núi này nổi tiếng với những chiếc đầu tượng khổng lồ nằm rải rác khắp nơi và được coi là ngôi nhà của vị thần "bị chém đầu".
Nằm trong số các di tích được phát hiện vào thế kỷ XIX ở trên núi Nemrut, các nhà khảo cổ học cho rằng, lăng của vua Antiochus I Theos trị v́ vương quốc Commagene được coi là công tŕnh xây dựng tham vọng nhất thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
Nổi lên ở phía Bắc của Syria sau sự sụp đổ của đế chế Alexander, vương quốc bán độc lập này đă phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ quyền tự chủ của ḿnh chống lại vương quốc Seleukos và người La Mă.
Các vị quân vương của triều đại này trong thời gian đó đă gây dựng nên rất nhiều khu lăng mộ mang vẻ đẹp tuyệt vời, trải dài từ phía Bắc thung lũng Euphrates đến khu vực đồi núi xung quanh.
Trong số chúng, lăng mộ của vị vua mang 2 ḍng máu Ba Tư và Hy Lạp - Antiochus I Theos nổi bật, trở thành khu di tích ấn tượng nhất trong vùng từng được khám phá.
Ngôi mộ hay c̣n gọi là Hierotheseion của núi Nemrut là một minh chứng độc đáo cho sự tồn tại của nền văn minh vương quốc Commagene.
Vị quốc vương Antiochus I Theos được mai táng tại đây, hậu duệ tối cao của vua Ba Tư - Mithridates và nữ hoàng Hy Lạp - Alexander Laodice.
Ḍng dơi hoàng tộc đă tạo ra một con người với tham vọng to lớn giữ vững nền độc lập của đất nước trong khi nắm quyền lực của cả hai phía Đông và phương Tây.
Lăng mộ của ông phản ánh rất rơ quan niệm, tham vọng đó. Thông qua chủ nghĩa hỗn tạp và đa thần, khu lăng mộ miêu tả lại cả một giai đoạn lịch sử quan trọng của vương quốc nhỏ này.
Khu lăng mộ được xây dựng trên đỉnh của ngọn núi Nemrut cao 2.134m nằm ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Nằm chính giữa của khu lăng mộ là một phần mộ h́nh nón xây dựng bằng chất liệu đá mỏng, được vây quanh bởi các tượng đá lớn.
Người ta t́m thấy ở đây những bức tượng cao 8 - 9m, tượng h́nh sư tử, đại bàng và rất nhiều các vị thần Hy Lạp, Armenian và Iran cổ đại như Hercules, Zeus, Apollo...
Ở phía Đông lăng mộ chính là thềm đá được chia làm hai cấp bậc. Nằm ở cấp đá phía trên là một dăy nhiều bức tượng đá khổng lồ cao chừng 7m đặt liền kề nhau.
Đó là những bức tượng đại diện cho các vị thần, được canh giữ bởi 2 cặp tượng sư tử và đại bàng đối xứng nhau ở hai đầu.
Trên các bức tượng có những ḍng chữ khắc xác định tên của các vị thần: Tyche - nữ thần của người Commagene, thần Zeus-Oromasdes, thần Heracles Artagnes-Ares. Và đặc biệt ở giữa, Antiochus cho đặt bức tượng của chính ḿnh.
Trải qua nhiều năm tháng, dưới sự tác động của thiên nhiên, đầu của tượng thần bị đổ ĺa khỏi thân và rải rác cạnh những ngôi đền ngoài trời ở nơi đây.
Một số tượng bị phá hủy rất nghiêm trọng và được cho là hậu quả của các cuộc tấn công tôn giáo - chính trị. Từ khi bị phá hủy, những bức tượng này vẫn chưa hề được tu sửa và tới nay vẫn giữ nguyên trạng.
Phần phía Đông được bảo tồn rất tốt với rất nhiều tầng lớp đá cùng một con đường ṃn chạy sát chân núi. Đây có thể chính là phần c̣n lại của một hành lang có tường bao quanh liên kết các bậc thềm phía Đông và phía Tây.
Người ta cho rằng, rất có thể nơi này đă được sử dụng như một địa điểm để tổ chức nghi lễ tôn giáo dựa vào tính chất thiên văn học và tín ngưỡng của di tích.
Cũng giống như bậc thềm đá phía Đông, ở phía Tây người ta cũng t́m thấy chuỗi các bức tượng đá đặt liền kề cùng với tượng sư tử và đại bàng.
Những bức tượng ở đây c̣n được sắp xếp theo tŕnh tự của các ngôi sao và hành tinh như Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Hỏa vào ngày 7/7 năm 62 TCN. Các nhà khảo cổ cho rằng, nó có thể là dấu hiệu lưu lại ngày mà công tŕnh di tích này bắt đầu được xây dựng.
Ở phía Bắc và phía Nam của lăng mộ nằm rải rác các phiến đá được khắc h́nh tổ tiên của Antiochus I Theos. Các phiến đá với h́nh ảnh người Ba Tư và Hy Lạp khác nhau được t́m thấy với những ḍng chữ khắc phía sau xác định các liên kết về phả hệ của nhà vua.
Đặc biệt ở phía lăng mộ là một phiến đá cao 49m với đường kính 152m khắc h́nh ảnh hai người đàn ông có khuôn mặt mang phong cách Hy Lạp nhưng quần áo và đầu tóc theo kiểu Ba Tư đang bắt tay. Có thể nó chính là đại diện cho đức vua - người mang 2 ḍng máu Hy Lạp và Ba Tư.
Vào năm 1987, núi Nemrut đă được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Mặc dù nhiều bức tượng đă bị phá hủy và hư hỏng nặng nề, nơi này vẫn được coi là một trong những di tích hùng vĩ nhất thế giới. Nhiều kế hoạch đă và sẽ được tiến hành để bảo tồn và bảo vệ khu di tích khỏi bị ăn ṃn và phá hủy.
theo Mask