Hồng Nhung là một trường hợp đặc biệt khi các giải thưởng "chạm" đến chị không quá nhiều.
Trong hệ thống các giải thưởng mà chị đă đoạt được như Làn Sóng Xanh, Mai Vàng… giải thưởng nào chị thấy quư trọng nhất, tự hào nhất, và v́ sao?
Tôi quư trọng tất cả những giải thưởng mà tôi từng được trao tặng. Tôi nhớ nhất vẫn là giải thưởng đầu tiên, nhận năm tôi 15 tuổi, Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc Chuyên nghiệp Toàn quốc tại Hải Pḥng. Không ai nghĩ tôi sẽ được giải v́ c̣n trẻ quá. Tôi vẫn nhớ cảm giác được xướng tên nhận giải. Huy chương này đánh dấu bước đầu đến với sân khấu chuyên nghiệp của tôi.
Theo chị, hệ thống giải thưởng âm nhạc tại Việt Nam hiện nay có thực sự là một thước đo chuẩn xác cho những cống hiến của người nghệ sĩ?
Tùy vào tiêu chí của mỗi giải thưởng, người được nhận giải, được tôn vinh ở các lí do khác nhau có thể là ca sĩ được yêu thích nhất trong năm hay là người cho ra CD hay nhất, liveshow thành công nhất, v.v… Nhưng anh hỏi nó có thực sự là thước đo chuẩn xác, tôi không dám chắc. Gần đây có tổ chức đă trao những giải thưởng trên cho những cá nhân để ngay sau đó khiến những người trong giới ph́ cười, c̣n quần chúng th́ không mảy may quan tâm đến.
Rất nhiều giải thưởng hiện nay được b́nh chọn theo hệ thống nhắn tin của số đông. Và h́nh như chị… không có cửa đoạt những giải theo kiểu này th́ phải?
Giải thưởng do quần chúng b́nh chọn là quan trọng v́ nó thể hiện sự yêu thích chung của số đông và thường là giới trẻ, những người ưa thích việc b́nh chọn cho thần tượng của ḿnh. Tuy nhiên, cách thể hiện sự hâm mộ của khán giả cho ḍng nhạc kiểu của tôi th́ khác. V́ thế, tôi chưa bao giờ ḱ vọng vào các giải thưởng trên nên không vô vọng hay tuyệt vọng ở bất ḱ thời điểm nào.
C̣n những khúc mắc nào nữa trong hệ thống các giải thưởng khiến chị không mấy mặn mà?
Một điều không kém phần quan trọng nữa cho một giải thưởng là người đứng sau hậu trường, tạo ra giải thưởng, cầm cân nảy mực, quyết định tiêu chí và tạo ra làn sóng dư luận trong mùa giải. Họ nghĩ ǵ và cho thế nào là tinh túy sẽ quyết định “chuẩn” của giải thưởng đó. Ấy là chưa xét đến tính khách quan của việc nhận định. Nói chung, tôi thường không nghĩ ǵ nhiều lắm về vấn đề này mà bị thu hút hơn bởi những cá nhân hay, những tác phẩm hay dù có giải hay không.
Chắc chắn một điều, giải thưởng của chúng ta chưa làm được việc định hướng khán giả. Chị có nghĩ thế?
Vâng, tôi hoàn toàn đồng ư với nhận định này.
Những tranh căi luôn là điều mà mỗi giải thưởng gặp phải, thậm chí có giải c̣n cố t́nh tạo ra sự tranh căi để thu hút dư luận sau vài mùa tổ chức không mấy thành công. Chị có thể lí giải v́ sao các giải thưởng ở ta bây giờ kém sức hút với cả nghệ sĩ và đám đông như vậy?
V́ nhiều lư do nhưng nói ngắn gọn lại là v́ chưa chuyên nghiệp. Thường th́ tiêu chí không rơ ràng, trong chính Ban Giám khảo c̣n có những bất đồng ư kiến hay c̣n những cảm tính kiểu cá nhân. Chất lượng giải thưởng không đủ thuyết phục với chính các nghệ sĩ, nên thường ít ai tới dự. Có những giải, người trong ban tổ chức phải “rỉ tai” nghệ sĩ rằng sẽ được giải tối nay, để có mặt mà nhận giải. Đêm trao giải, hầu hết chưa được đầu tư, dàn dựng hay, hấp dẫn để lôi cuốn người xem, tạo không khí mang tính tôn vinh của một giải thưởng, thực sự gây cảm xúc cho nghệ sĩ và khán giả.
Theo chị, việc đoạt một giải thưởng nào đó tại Việt Nam, người ca sĩ có quyền được “hét” cát sê cao hơn không?
Chắc là không.
Đến bây giờ sau quá nhiều năm làm nghề, hỏi thực, chị có c̣n hào hứng với các cuộc b́nh chọn, các giải thưởng (trong nước) nữa không?
Tôi sẽ hào hứng trước một giải thưởng hay và công minh, dù bản thân ḿnh có thể là đề cử hay không. Một giải thưởng với đúng nghĩa của nó dù là đến từ một Ban Giám khảo chuyên môn hay quần chúng, sẽ luôn là một khích lệ đáng kể và đáng quư đối với sự nghiệp ca hát của tôi.
Xin cảm ơn chị!
theo tintuconline