Giữa lúc các thành tŕ cánh tả trên khắp nước Mỹ buồn bă v́ kết quả bầu cử tổng thống, tỷ phú Laurene Powell Jobs né tránh nhắc tới tên Donald Trump và lạc quan tiến về phía trước.
Tỷ phú Laurene Powell Jobs tại sự kiện Demo Day. Ảnh: New York Times.
Sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, một số tỷ phú đang chen một chân vào chính quyền mới. Có những người lại cân nhắc rời khỏi nước Mỹ.
C̣n Laurene Powell Jobs - một trong những người giàu nhất thế giới và là người ủng hộ bạn thân, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris - đang thể hiện sự lạc quan.
Hai tuần sau cuộc bầu cử, bà Powell Jobs đă tiết lộ một hoạt động từ thiện hiếm hoi tại sự kiện Demo Day, nơi 10 người được bà hỗ trợ tài chính tŕnh bày dự án của họ thông qua những bài phát biểu như Ted Talks.
Demo Day có mục tiêu kết nối những cá nhân có ư tưởng đầy hứa hẹn với những cá nhân có tiềm lực tài chính và sức ảnh hưởng.
Bà Powell Jobs thúc đẩy các bước đi công lư xă hội và nghiên cứu khoa học. Những diễn giả được vị tỷ phú chọn trong năm 2024 chia sẻ kế hoạch về biến đổi khí hậu, sức khỏe phụ nữ, nhập cư, tạo chân tay giả và giáo dục ở châu Phi. Sự kiện diễn ra tại trung tâm thành phố San Francisco có sự góp mặt của hàng loạt nhà đầu tư mạo hiểm, nhà từ thiện và giám đốc điều hành công nghệ.
Theo New York Times, không ai trong số này nhắc tới cái tên Donald Trump. Sự kiện này được lên kế hoạch trước cuộc bầu cử nhiều tháng, nên kết quả - vốn bị nhiều người ở các thành tŕ tự do nhất của nước Mỹ coi là thảm họa - có thể sẽ trở thành chủ đề bàn tán. Tuy nhiên, họ đă không làm vậy.
Chỉ có một quy tắc tại Demo Day: “Hăy cổ vũ thật to!”.
Ủng hộ chiến dịch của bà Harris
Bà Powell Jobs - vợ của Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple - nắm giữ khối tài sản 11 tỷ USD và có nhiều khoản đầu tư vào các công ty.
Năm 2017, bà mua lại phần lớn tạp chí The Atlantic. Thông qua công ty Emerson Collective, bà vừa hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận vừa đầu tư vốn mạo hiểm vào các công ty tư nhân.
Mối quan tâm của vị tỷ phú chủ yếu theo chủ nghĩa tự do, như kiểm soát súng, cải cách nhà tù, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và hạn chế ô nhiễm. Mục tiêu của bà là tài trợ cho những người đang "có bước tiến lớn" cải thiện thế giới.
Bản thân bà cũng đă có một bước tiến lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Một trợ lư hàng đầu của vị tỷ phú đă phát tán thông tin thăm ḍ ư kiến, phần nào đẩy Tổng thống Joe Biden ra khỏi cuộc đua. Ngoài ra, bà Powell Jobs cũng âm thầm đóng góp hàng triệu USD cho một tổ chức ủng hộ người bạn thân Harris.
Trong 20 năm qua, bà Powell Jobs là một trong những người bạn tâm giao quan trọng nhất của bà Harris, khi hỗ trợ tư vấn, ủng hộ vật chất và mở rộng h́nh ảnh của phó tổng thống Mỹ trong mắt công chúng.
Bà Powell Jobs là một người kín tiếng, tránh xa báo chí và mạng xă hội. Bài đăng cuối cùng của bà trên X là vào tháng 5/2020, khi bà gọi nước Mỹ là “Đa dạng. Tích cực. Có tài xoay xở. Và tràn đầy hy vọng”.
Không xôn xao về chính quyền sắp tới
Trong khi hàng loạt tỷ phú như Jeff Bezos, Sam Altman, Mark Zuckerberg và thậm chí là Mark Cuban - người có khuynh hướng tự do - đă chúc mừng ông Trump, bà Powell Jobs vẫn im hơi lặng tiếng.
Bà không nói ǵ về tổng thống đắc cử tại sự kiện, thay vào đó nhấn mạnh về nỗ lực tiến về phía trước. Trong một cuộc phỏng vấn tại pḥng chờ sau đó, vị tỷ phú tỏ ra b́nh tĩnh và lạc quan về chính quyền sắp tới.
Bà Powell Jobs lấy ví dụ các sáng kiến về biến đổi khí hậu có thể mang lại lợi nhuận và lợi ích cho các doanh nghiệp, v́ vậy khu vực tư nhân sẽ tiếp tục hỗ trợ bất kể ai là tổng thống.
“Tôi nghĩ luôn có cách để t́m ra tiếng nói chung và những điều chúng ta đồng thuận. Theo nhiều cách, mọi người sẽ chỉ tiếp tục công việc”, bà nói, dựa vào một quầy chất đầy giỏ trái cây và trà nóng.
Bà Powell Jobs nảy ra ư tưởng về Demo Day sau khi tham dự các sự kiện tương tự, trong đó có các sự kiện do Y Combinator - một vườn ươm cho các công ty khởi nghiệp công nghệ - tổ chức.
"Con người rất thông minh và sáng tạo, luôn muốn xây dựng. Đặc điểm này nằm trong DNA của chúng ta. Đó cũng là một điều truyền cảm hứng cho những người có lẽ hơi nản ḷng về sự chia rẽ chính trị”, bà chia sẻ thêm.
Demo Day là nơi 10 người được bà Powell Jobs hỗ trợ tài chính tŕnh bày dự án của họ. Ảnh: New York Times.
Ngay cả những đảng viên Dân chủ nổi tiếng tại Demo Day cũng không công khai trên sân khấu về kết quả bầu cử hoặc các đề cử của chính quyền sắp tới.
Joe Kennedy III - cựu Hạ nghị sĩ từ Massachusetts và là cháu trai của cố Tổng thống Robert F. Kennedy - góp mặt tại sự kiện và giới thiệu các diễn giả, nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc. Trước đây, ông từng nói ḿnh có “những bất đồng rất sâu sắc” với chú ḿnh, Robert F. Kennedy Jr. - người phát tán các thuyết âm mưu về vaccine và được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. Tuy nhiên, không ai nhắc công khai tới chủ đề này tại sự kiện của bà Powell Jobs.
Jennifer Palmieri - Giám đốc Truyền thông của cựu Tổng thống Barack Obama và đứng đầu bộ phận truyền thông cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton - bật cười khi nhắc đến “mùa bầu cử bận rộn”, đặc biệt nhấn mạnh từ “bận rộn”. Bà nhướn mày về phía khán giả như muốn ám chỉ ḿnh đang nghĩ tới một tính từ khác.
Bà Powell Jobs mở đầu sự kiện bằng một lời chào ngắn gọn trên sân khấu, sau đó ngồi vào hàng ghế thứ 2. Bà một lần nữa xuất hiện trên sân khấu để tṛ chuyện với Jensen Huang - Giám đốc Điều hành Nvidia, công ty thống trị thị trường chip máy tính được dùng để xây dựng trí tuệ nhân tạo.
Những người bạn lâu năm đă thảo luận về cách công ty ông Huang soán ngôi Apple trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới. Họ không nói tới lời hứa hẹn về thuế quan của ông Trump sẽ ảnh hưởng thế nào tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Powell Jobs chủ yếu giữ không khí nhẹ nhàng, hỏi ông Huang những câu hỏi vui, như: Nếu có thể dùng bữa tối với một người chưa từng gặp, ông sẽ chọn ai?. Sau một hồi suy nghĩ, ông Huang chọn rapper MC Hammer.
Sau đó, trong hậu trường, bà Powell Jobs nói ḿnh sẽ chọn Nelson Mandela nếu ông vẫn c̣n sống. Rồi bà rời đi, nở một nụ cười trên môi.