Mark Zuckerberg là một kẻ độc tài bị nhiều người ghét, nhưng nhà sáng lập này lại đang đưa Meta lên đỉnh cao chưa từng có.
Mới đây, động thái Mark Zuckerberg sa thải nhân viên v́ dám dùng tiền ăn trợ cấp 25 USD để mua đồ gia dụng đă làm xôn xao thị trường lao động công nghệ.
Nếu như là cách đây 3 năm, quyết định này của Mark Zuckerberg sẽ vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ nhân viên khi người lao động công nghệ c̣n có tiếng nói th́ giờ đây mọi chuyện đă khác.
Sau khi cắt giảm 21.000 lao động và đưa cổ phiếu lên mức cao nhất lịch sử, Mark Zuckerberg đang có tiếng nói lớn chưa từng có tại Meta (Facebook) khi bất kỳ quyết định nào của nhà sáng lập này cũng có trọng lượng.
ĐIều này hoàn toàn trái ngược với đầu năm 2022 khi Meta gặp khó khăn v́ dự án vũ trụ số của Mark Zuckerberg trở thành bom xịt và phải sa thải hàng loạt nhân viên, nhận về vô số chỉ trích.
Dẫu vậy có một sự thật là Mark Zuckerberg vẫn luôn bị chỉ trích là kẻ độc tài, không có quan hệ thân mật với những lănh đạo Big Tech ở Thung lũng Silicon kể cả khi Meta kinh doanh tốt.
Kẻ ngạo mạn
Trong khi Mark Zuckerberg có mối quan hệ rất tốt với Steve Jobs th́ anh lại chẳng có mối quan hệ như vậy với CEO đương nhiệm Tim Cook của Apple.
Bản thân CEO Tim Cook thường xuyên gặp mặt Larry Page, nhà đồng sáng lập Google nhưng lại hiếm khi nói chuyện với Mark Zuckerberg tại các sự kiện hay hội thảo.
Thậm chí, cả 2 đă nhiều lần va chạm với nhau trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ vào năm một công ty ở Washington được tài trợ bởi Facebook và các đối thủ khác của Apple đă xuất bản các bài báo nặc danh chỉ trích Cook. Và khi Cook được MSNBC hỏi vào năm 2018 rằng ông sẽ giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư của Facebook như thế nào nếu ở vị trí của Zuckerberg, ông đă trả lời: "Tôi sẽ không ở trong t́nh huống này".
Apple và Facebook th́ đều từ chối để Cook và Zuckerberg cùng tham gia phỏng vấn và cho biết những người đàn ông này không có thù hận cá nhân với nhau.
Cook và Zuckerberg gặp nhau lần đầu tiên cách đây hơn một thập kỷ, khi Cook chỉ là "người quan trọng số 2" tại Apple c̣n Facebook mới chỉ là một công ty khởi nghiệp.
Vào thời điểm đó, Apple coi Facebook như một hàng rào chống lại Google, gă khổng lồ t́m kiếm đă mở rộng sang lĩnh vực phần mềm điện thoại di động với Android, một cựu giám đốc điều hành của Apple cho biết. Vào khoảng năm 2010, Eddy Cue, người lănh đạo các dịch vụ kỹ thuật số của Apple, đă t́m đến Zuckerberg cho một mối quan hệ đối tác phần mềm tiềm năng.
Trong các cuộc họp sau đó, Zuckerberg nói rằng Apple phải mang lại nhiều lợi ích cho mối quan hệ đối tác mà họ đề cập, nếu không Facebook sẽ sẵn sàng làm một ḿnh. Nguồn tin tiết lộ, thái độ này khiến một số giám đốc điều hành của Apple cảm thấy Zuckerberg là người quá kiêu ngạo.
Thế rồi khi Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư khiến Facebook thiệt hại 10 tỷ USD, cuộc xung đột giữa 2 nhà lănh đạo này lên một tầm cao mới khi chỉ trích thẳng mặt nhau.
Tuy nhiên không riêng ǵ Tim Cook, một ông lớn khác là Elon Musk cũng chẳng ưa ǵ Mark Zuckerberg.
Trong suốt nhiều năm qua, Elon Musk và Mark Zuckerberg đă "khẩu chiến" với nhau mọi thứ từ trí thông minh nhân tạo tới tên lửa.
Khi một tên lửa của SpaceX bốc cháy, phá hủy một vệ tinh Facebook vào năm 2016, Zuckerberg đă đăng tải một tuyên bố nói rằng ông thật sự "thất vọng" về sai lầm của SpaceX. Và khi Facebook vướng vào bê bối lộ dữ liệu Cambridege Analytica, Musk đă công khai xóa trang Facebook của Tesla, SpaceX và nói rằng Facebook khiến ông "ghê sợ".
Cả Elon Musk và Mark Zuckerberg hiện đều là những tỷ phú giàu có nhất trên hành tinh v́ vậy những tranh căi giữa họ tạo ra một t́nh huống đặc biệt, bất chấp những tiêu chuẩn của thung lũng Silicon. Mặc dù sự thật là cả 2 người đều có mối quan tâm tới trí thông minh nhân tạo và công ty của họ cũng từng hợp tác trong quá khứ nhưng dường như giữa Musk và Zuckerberg chưa bao giờ "ḥa thuận".
Sau khi đồng sáng lập WhatsApp là Brian Acton đăng tải ḍng tweet kèm hashtag #deletefacebook: "Đă đến lúc xóa facebook rồi". Musk trả lời ngay lập tức: "Facebook là cái ǵ vậy?".
Một người hâm mộ đă hỏi Musk rằng liệu ông có xóa trang Facebook của SpaceX không, Musk nói: "Tôi c̣n không biết là nó tồn tại. Tôi sẽ xóa ngay".
Sau khi một fan khác chỉ ra rằng Tesla cũng có trang Facebook, Musk nói luôn: "Thật tệ".
Ngay sau đó, cả trang Facebook của SpaceX và Tesla đều biến mất.
Vô dụng?
Quay trở lại câu chuyện sa thải nhân viên v́ 25 USD tiền trợ cấp ăn trưa, ngày càng nhiều chuyên gia trong ngành chỉ trích Mark Zuckerberg dù nhà sáng lập đang đưa cổ phiếu Meta lên mức cao nhất mọi thời đại.
Câu chuyện ở đây là Mark không sáng tạo ra cái ǵ hay tạo nên cuộc cách mạng như Steve Jobs và Elon Musk đă từng làm. Mạng xă hội Facebook suốt nhiều năm chẳng có ǵ mới và đang thụt lùi trong giới trẻ so với TikTok.
Mặc cam kết tinh gọn bộ máy khiến công ty hoạt động hiệu quả hơn nhưng kể từ khi Meta thực hiện chiến lược sa thải hàng loạt, lên đến 20.000 lao động vào năm 2023 cho đến nay, hăng vẫn chưa thể dừng lại.
Nói cách khác, trước đây đà tăng trưởng 20-30%/năm của Facebook đă chấm dứt và Mark Zuckerberg chưa thể t́m thấy động lực tăng trưởng thay thế, dẫn đến việc chẳng c̣n cách nào ngoài sa thải bớt lao động và cắt giảm chi phí.
Câu chuyện của Meta chẳng khác ǵ Apple khi nhà táo khuyết cũng đang vật lộn để t́m nguồn thu mới thay thế iPhone sau khi doanh số sụt giảm. Thế nhưng trong khi Apple tích cực cho ra đời những sản phẩm mới, liên tục cải tiến công nghệ thay v́ sa thải nhân lực th́ Mark Zuckerberg lại đang làm điều ngược lại.
Trong khi nhiều người ca ngợi Mark Zuckerberg cho tăng trưởng năm 2023 th́ rất nhiều chuyên gia lại nhận định đóng góp của nhà sáng lập này cho đà tăng cổ phiếu không thực sự xứng đáng. Việc Meta sa thải hàng loạt là động thái mà bất cứ CEO nào cũng có thể làm được.
Trái lại hàng loạt những dự án của Mark Zuckerberg đưa ra, từ vũ trụ ảo cho đến AI đều không đạt thành quả như mong đợi. Nguồn thu của hăng vẫn chủ yếu đến từ quảng cáo Facebook, vốn đang bị cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Tiktok.
Trong khi Bill Gates rời Microsoft để CEO Satya Nadella có điều kiện hướng tới mảng điện toán đám mây sau này và gần đây nhất là thành công của ChatGPT, hay Apple thời hậu Steve Jobs với CEO Tim Cook tăng trưởng nóng nhờ hệ sinh thái iPhone th́ Facebook hầu như chẳng có ǵ mới kể từ khi ra đời đến nay.
Mặc dù có một số thay đổi về tính năng, giao diện nhưng chính bản thân Mark Zuckerberg cũng đă từng phải thừa nhận rằng giới trẻ ngày nay đang ngày càng ưa thích Tiktok hơn. Đó là chưa kể đến bê bối tin giả, phát tán các thông tin gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng xấu đến xă hội, bản quyền nội dung...
Bất chấp điều đó, Mark Zuckerberg vẫn sẽ ngồi lâu dài trên ghế CEO với các dự án tiền tỷ như vũ trụ ảo hay AI của ḿnh, miễn là giá cổ phiếu vẫn tăng và cổ đông vui ḷng.
20 năm tại vị
Theo BI, nền tảng Facebook đă bước sang tuổi 20 khi nhà sáng lập Mark Zuckerberg vẫn nắm quyền điều hành.
Đây là một điều hiếm ở các tập đoàn trăm tỷ USD tại Thung lũng Silicon khi phần lớn các nhà sáng lập đều chuyển giao đế chế của ḿnh cho người kế nhiệm nhằm nghỉ hưu hoặc hướng đến những dự án khác.
Ví dụ tiêu biểu nhất là Jeff Bezos của Amazon đă rời bỏ chức vụ CEO vào năm 2021 để tập trung cho mảng hàng không vũ trụ, hay Larry Page của Google đă ra đi để hưởng thụ và trở thành nhà đầu tư mạo hiểm cho các dự án khởi nghiệp.
Quan điểm của những nhà sáng lập này là vô cùng rơ ràng khi tạo điều kiện cho thế hệ kế cận tiếp bước trong đế chế của ḿnh.
Dù vẫn nắm giữ cổ phần nhưng các nhà điều hành này hiểu rằng đứa con tinh thần của ḿnh một ngày nào đó sẽ phải tự đứng trên đôi chân của ḿnh mà không có họ, qua đó tạo điều kiện thăng tiến, thể hiện tài năng của lớp kế cận cũng như t́m kiếm những ư tưởng mới, làn gió mới cho sự phát triển.
Chính quan điểm này đă tạo điều kiện cho Microsoft thăng hoa thời hậu Bill Gates mà không c̣n bị phụ thuộc quá nhiều vào bản quyền hệ điều hành máy tính cá nhân nữa.
Tương tự, Apple thời hậu Steve Jobs dù vẫn có doanh thu chủ yếu từ bán iPhone nhưng tập đoàn đă đa dạng hóa sản phẩm (Apple Watch, tai nghe không dây...) cũng như phát triển phần mềm của ḿnh như chợ ứng dụng, phí công cụ t́m kiếm độc quyền từ Google...để h́nh thành nên hệ sinh thái của riêng ḿnh.
Trái lại với Mark Zuckerberg, 20 năm nắm quyền vẫn là quá ngắn và nhà sáng lập này thậm chí đề ra những dự án dài hơi như vũ trụ ảo hay trí thông minh nhân tạo (AI) nhưng chưa một cái nào thành công đột phá.
Các chuyên gia nhận định những công nghệ này sẽ tốn rất nhiều chi phí cùng thời gian dài đầu tư mà chưa chắc đă thành công, tác dụng duy nhất chúng hiện có thể mang lại là giữ Mark Zuckerberg trên ghế CEO lâu hơn nữa.
VietBF@ Sưu tập