Bất chấp "cơn mưa" trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua Ukraine. Tại sao?Đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod từ thời Liên Xô vận chuyển khí đốt từ phía Tây Siberia qua Sudzha ở vùng Kursk của Nga, sau đó, chảy qua Ukraine theo hướng Slovakia.
Ở Slovakia, đường ống dẫn khí đốt bị chia, một nhánh đi đến Cộng ḥa Czech, nhánh c̣n lại đến Áo. Những khách hàng mua khí đốt chính của Nga theo tuyến đường này là Hungary, Slovakia và Áo.
Châu Âu "quay lưng"
Năm 2023, 14,65 tỷ m3 khí đốt được cung cấp qua Sudzha, tương đương khoảng một nửa lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu.
Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Nga đă cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tập đoàn Gazprom từng là nhà cung cấp khí đốt chính của Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, "gă khổng lồ" năng lượng Moscow đă giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang EU do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Phía châu Âu cũng đă "quay lưng" với khí đốt của Nga kể từ đó. Cuộc tấn công chưa rơ nguyên nhân vào đường ống Ḍng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 cũng khiến nguồn cung khí đốt Moscow giảm mạnh.
Tại khối 27 thành viên, khí đốt của Nga đă được thay thế khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Trong đó, Mỹ đă tăng thị phần LNG xuất khẩu sang EU lên 56,2 tỷ m3 vào năm 2023. Trong khi đó, cùng thời điểm, Na Uy tăng xuất khẩu tới EU lên 87,7 tỷ m3.
Các nhà cung cấp khác là các nước Bắc Phi, Anh và Qatar.
V́ sao Nga vẫn gửi khí đốt qua Ukraine?
Khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu đi qua Ukraine. Những lư do chính là tiền bạc và lịch sử.
Gazprom - nắm giữ khoảng 15% trữ lượng khí đốt toàn cầu và sử dụng khoảng 490.000 lao động - là một trong những công ty quyền lực nhất của Nga. Sự lớn mạnh của Gazprom lớn tới mức từng được ví như một quốc gia bên trong đất nước của Tổng thống Putin.Nhưng "gă khổng lồ" này đă rơi vào thời kỳ khó khăn do mất thị trường khí đốt châu Âu. Công ty đă lỗ ṛng 629 tỷ Ruble vào năm 2023 - khoản lỗ hàng năm đầu tiên sau hơn 20 năm - trong bối cảnh giao dịch khí đốt với châu Âu, nơi từng là thị trường bán hàng chính của công ty, suy giảm.
Trong khi đó, Ukraine, từng là một phần không thể thiếu của Liên Xô, cũng kiếm được tiền từ việc quá cảnh khí đốt Moscow sang EU.
Hồi tháng 12/2019, Moscow và Kiev đă kư một thỏa thuận dài hạn 5 năm về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: 45 tỷ m3 vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.Kiev đă nhận được khoảng 1 tỷ USD (tương đương 0,92 tỷ Euro) vào năm 2021 phí vận chuyển khí đốt của Moscow. Do lượng giao hàng đến châu Âu thấp hơn kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu nên lợi nhuận thu được đă giảm xuống c̣n khoảng 700 triệu USD/năm.Thỏa thuận 5 năm với Gazprom để Ukraine tiếp tục vai tṛ là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Thỏa thuận này là thỏa thuận chính trị và thương mại duy nhất c̣n lại giữa Moscow và Kiev ở thời điểm hiện tại.
Phía Ukraine và EU đă hạ thấp triển vọng về một thỏa thuận mới do quan hệ ngoại giao đă bị cắt đứt v́ chiến dịch quân sự đặc biệt.
Brussels cho biết, các quốc gia khối 27 thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga thông qua Ukraine - như Áo, Slovakia, Hungary và Italy - có thể tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc khí đốt nguồn thông qua các đường ống khác vào EU.
Ngược lại, Moscow cho biết, họ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận.
Các hăng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak thông tin: "Việc quá cảnh qua lănh thổ của họ phụ thuộc vào Ukraine và đất nước này có những quy định riêng. Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt qua trạm trung chuyển này".
Nga thiệt hại, EU đă có sự chuẩn bị
Ủy ban châu Âu tuyên bố vào đầu năm nay rằng, có những nguồn cung cấp thay thế nếu Nga và Ukraine không gia hạn thỏa thuận nói trên.
Cụ thể, Áo có thể nhập khẩu từ Italy và Đức. Trong khi đó, Hungary đă nhận khí đốt của Nga từ một tuyến đường thay thế: đường ống TurkStream. C̣n Slovenia lấy khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.
Một lựa chọn khác là Gazprom cung cấp một phần khí đốt qua một tuyến đường khác, chẳng hạn như qua TurkStream, Bulgaria, Serbia hoặc Hungary.
Tuy nhiên, công suất thông qua các tuyến đường này c̣n hạn chế.
C̣n về phía Nga, theo dữ liệu của Gazprom, quốc gia này có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD hằng năm nếu ngừng xuất khẩu thông qua đường ống ở Ukraine. Ước tính này dựa trên giá khí đốt trung b́nh dự kiến sang châu Âu là 320 USD/1.000 m3 vào năm 2025.Nếu không gia hạn thỏa thuận, Moscow có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.
|