Tăng giá sẽ là điều tốt cho TSMC, c̣n NVIDIA th́ vẫn sẽ tốt thôi, nhưng đó là điều không người tiêu dùng nào muốn trở thành sự thật.
Theo bài viết trên Thời báo Thương mại (Đài Loan), CEO công ty đồ hoạ xanh lá vừa gửi lời chúc tụng tới tân chủ tịch C.C. Wei của TSMC. Theo đó, Jensen Huang cho rằng cổ phiếu của công ty Đài Loan đang ở mức thấp hơn giá trị "đúng" của nó. V́ thế Huang ủng hộ ư kiến của Wei rằng công ty này nên tăng giá thành sản xuất chip, nhất là dịch vụ CoWoS mà công ty này gần như là độc tôn.
Thông thường, khách hàng của TSMC sẽ đàm phán lại giá chip trong ṿng khoảng một năm. Và trong kinh doanh, có một hiện tượng là khi một khách hàng lớn nào đó chấp nhận mua sản phẩm ở mức giá nào đấy, các hợp đồng với khách hàng khác cũng sẽ "nương" theo đó để làm barem. Xu thế này thể hiện rơ nhất khi thị trường gần như chỉ có một nhà cung cấp độc quyền - nếu không mua sản phẩm/dịch vụ từ công ty đó th́ bạn cũng chẳng t́m được nơi nào khác.
Điều đó có nghĩa AMD, Apple, Qualcomm... không sớm th́ muộn cũng phải chấp nhận mức giá mới của TSMC.
Song vấn đề xảy đến ở chỗ không chỉ thuần tuư là chi phí sản xuất chip tăng, mà nó có liên quan tới cả sự cạnh tranh trên thị trường chip. Hiện tại căn cứ theo các báo cáo kinh doanh, NVIDIA đang có mức lăi tới 78.63%, trong khi AMD chỉ đạt 46.78% và TSMC là 53.07%.
Trong trường hợp nếu TSMC tăng trung b́nh mỗi con chip cỡ 100 USD, với những sản phẩm "bỏng tay" 30,000 USD như B100 sẽ chả là vấn đề ǵ lớn, nhưng với con CPU Ryzen cỡ phổ thông 300 USD sẽ là cả vấn đề. Nếu chi phí sản xuất chip quá cao, hoặc khách hàng của TSMC phải giảm số lượng đơn hàng xuống, hoặc phải tăng thêm giá sản phẩm tới tay người dùng cuối, hoặc cả 2.
Trong cả 2 t́nh huống, chúng ta đều phải mua chip với giá đắt đỏ hơn, mà c̣n có thể khan hiếm hơn (v́ sản lượng đầu ra bị giảm).
Như vậy có thể thấy, việc cần có thêm những hăng gia công chip thay thế TSMC là điều rất cần thiết để người tiêu dùng tránh việc một cổ gắn hai ba tṛng.