Rất có thể cho đến nay bạn cũng đă biết rằng, virus COVID-19 là rất nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhưng để đề pḥng trường hợp bạn không biết hoặc nếu bạn không muốn tin vào điều đó, số liệu thống kê mới nhất cho thấy ngay cả những trường hợp nhiễm virus Corona nhẹ cũng có thể gây ra nhiều sự rủi ro nghiêm trọng hơn là những ǵ đă được thông báo trước đây.
Một cuộc nghiên cứu mới trên 200 bệnh nhân COVID-19 trong độ tuổi từ 18 đến 83 cho thấy có hơn 75% số người tham gia mắc bệnh COVID-19 nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2021 có troponin tăng cao (một loại protein điều chỉnh sự co thắt ở cơ) có dấu hiệu bị bệnh chấn thương ở tim. Điều đó có nghĩa là ǵ và làm thế nào bạn có thể giữ được sự an toàn? Hăy đọc tiếp để hiểu thêm.
COVID-19 có thể gây tổn thương ở tim
Nghiên cứu này mới được công bố vào tháng 5 năm 2024 cho thấy 3 trong 4 bệnh nhân được chụp MRI cho thấy có dấu hiệu bị tổn thương ở tim sau khi đă hồi phục sau những trường hợp bị nhiễm COVID-19 nhẹ.
Điều đó thậm chí có nghĩa là ǵ? Đó là một thuật ngữ chung cho bệnh tim. Những điều được quan sát phổ biến nhất trong nghiên cứu bao gồm:
- Các cục máu đông
- Thở khó khăn
- Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)
- Đau ngực
- Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng
- Tổn thương do viêm
Nghiên cứu này cũng cho thấy chấn thương ở tim tập trung nhiều nhất ở những người tham gia cuộc nghiên cứu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
Các triệu chứng khác được quan sát bao gồm viêm cơ tim ở 45% người tham gia và "troponin siêu nhạy" ở 73% người tham gia; Troponin siêu nhạy có thể gây ra nhịp tim đập không đều.
Có một số tin tốt: Theo nghiên cứu này, tác động xấu sẽ giảm đi phần nào theo thời gian, với các triệu chứng giảm từ 5 đến 10% sau 60 ngày và giảm 25 đến 35% các triệu chứng sau 90 ngày.
"Ngoài ra, bối cảnh xảy ra cũng rất quan trọng", theo tiến sĩ Rigved V. Tadwalkar, MD, bác sĩ khoa tim mạch được hội đồng chứng nhận tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, cho biết. Ông giải thích thêm: "Điều quan trọng là phải nhận ra rằng những biến chứng này không phải là hậu quả phổ biến của sự lây nhiễm virus COVID-19. Nhóm nghiên cứu đặc biệt tập trung vào những bệnh nhân có nồng độ troponin tăng cao khi nhập viện, cho thấy một số mức độ tổn thương ở tim đă có từ trước".
Tại sao COVID-19 lại gây ra các vấn đề về tim mạch?
Tiến sĩ Yu-Ming Ni, MD, bác sĩ về tim mạch và chuyên gia về lipid được hội đồng chứng nhận tại Viện Tim và Mạch máu Memorial Care tại Trung tâm Y tế Orange Coast ở Fountain Valley, California, cho biết mối liên hệ lớn nhất giữa COVID-19 và chấn thương ở tim có thể là "t́nh trạng bị viêm nhiễm virus nặng".
Tiến sĩ Ni cho biết thêm: "Cần lưu ư rằng, có nhiều bệnh nhân ít nhất bị tổn thương tim ở mức độ thấp, được đo bằng nồng độ troponin và các triệu chứng về tim mạch sẽ mất nhiều thời gian hơn các triệu chứng khác để được hồi phục sức khỏe. Chúng tôi đă nghiên cứu tương tự ở 90 bệnh nhân khi tôi c̣n làm việc tại Pḥng khám Scripps ở San Diego và xác định tỷ lệ cao bị mắc các phản ứng phụ về tim mạch và đường tiêu hóa".
Theo tiến sĩ Cheng-Han Chen, MD, bác sĩ về tim mạch can thiệp được hội đồng chứng nhận và giám đốc y tế của Chương tŕnh Tim Cấu trúc tại Trung tâm Y tế Memorial Care Saddleback, "Các triệu chứng bệnh mà virus COVID-19 gây ra những t́nh trạng này không hoàn toàn rơ ràng nhưng được cho là có thể có liên quan đến tổn thương đối với lớp lót mạch máu trong cơ thể chúng ta, dẫn đến t́nh trạng bị viêm gia tăng".
Tiến sĩ Tadwalkar giải thích thêm: "Nguyên nhân chính xác của những biến chứng về tim mạch này sau khi bị nhiễm COVID-19 là một lĩnh vực đang được xem xét, điều tra tích cực. Là một nghiên cứu quan sát, nghiên cứu này không thể trả lời dứt khoát liệu rằng Covid-19 có trực tiếp dẫn đến những t́nh trạng này hay không. Về mặt khoa học, có hai cơ chế có thể xảy ra: virus xâm nhập trực tiếp và/hoặc phản ứng bị viêm gián tiếp. Bản thân virus có thể có khả năng xâm nhập vào tế bào tim, gây ra tổn thương trực tiếp và gây viêm. Ngoài ra, Covid-19 được biết là gây ra phản ứng viêm lớn đáng kể ở khắp cơ thể, t́nh trạng viêm toàn thân này cũng có thể ảnh hưởng đến tim và các mô chung quanh, dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng. Cả hai cơ chế đều có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau ở những người có thể trạng, tuổi tác và sức khỏe khác nhau".
Điều đó đă nói lên rằng, các bác sĩ về tim mạch đồng ư rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định ra câu trả lời dứt khoát.
Làm thế nào bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề về tim mạch liên quan đến COVID-19?
1/ Nhận vắc xin và thuốc tiêm tăng cường COVID-19 của bạn
- Bước đầu tiên của bạn: Tiêm vắc-xin và thuốc tăng cường chống lại COVID-19! Và nếu bạn cho rằng ḿnh có nguy cơ bị viêm cơ tim do tác dụng phụ của vắc xin ngừa COVID-19 , th́ chúng tôi đặc biệt có một số thông tin quan trọng dành cho bạn
"Các trường hợp viêm cơ tim hiếm gặp đă được báo cáo sau khi tiêm vắc xin mRNA COVID-19, đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi. Tuy nhiên, cần phải xem xét những trường hợp này trong bối cảnh: Nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin thấp hơn đáng kể so với nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng COVID-19 của chính nó", tiến sĩ Tadwalkar nói. "Những trường hợp xảy ra này thường nhẹ và đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị đă có".
Ông nói thêm rằng, các tổ chức y tế lớn như Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tiếp tục khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 cho những người hội đủ điều kiện, nhấn mạnh lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh trở nên nặng phải nhập viện và gây ra tử vong do COVID-19 so với khả năng hiếm gặp các phản ứng phụ, đặc biệt ở những nhóm người có nguy cơ cao như người cao niên, có bệnh sẳn trong người.
Ông c̣n lưu ư: "Nếu bạn có bất cứ lo ngại nào về việc tiêm chủng ngừa COVID-19 và các yếu tố rủi ro cá nhân của ḿnh, th́ bạn nên thảo luận ngay với bác sĩ đáng tin cậy. Họ có thể cung cấp cho bạn các thông tin và hướng dẫn cập nhật nhất phù hợp với t́nh huống cụ thể của sức khỏe bạn".
- Nếu bạn bị nhiễm bệnh, hăy cố gắng tập thể dục sau khi đă b́nh phục.
Tiến sĩ Ni cho biết, tập thể dục theo thể trạng cá nhân của bạn là một cách tuyệt vời để bảo vệ cho trái tim của bạn sau khi bạn đă khỏi bệnh COVID-19 và luôn luôn là như vậy. Là một phần thưởng bổ sung, điều đó cũng có thể giúp tăng sự chuyển động không khí trong phổi của bạn.
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh
Tiến sĩ Tadwalker khuyến cáo, để giữ cho trái tim và cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
- Kiểm soát căng thẳng
Nhiễm bệnh COVID-19 rơ ràng sẽ là một thử thách đầy căng thẳng, ngay cả khi ở một trường hợp bị nhiểm nhẹ. Các bác sĩ về tim mạch khuyên bạn nên cố gắng kiểm soát căng thẳng không chỉ trong quá tŕnh bị lây nhiễm và hồi phục mà c̣n về toàn diện, v́ sự căng thẳng lớn có thể ảnh hưởng xấu đến tim và huyết áp ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh. Cho dù điều đó có nghĩa là nên đi dạo, viết nhật kư, trút giận với chú chó của bạn, t́m bác sĩ trị liệu hay giao phó thác một số khối lượng công việc hoặc công việc gia đ́nh, hăy đi t́m những việc ǵ phù hợp với sức khỏe và khả năng hiện có của bạn.
Xem xét bổ sung
Theo tiến sĩ Ni, các nghiên cứu nhỏ đă gợi ư rằng vitamin C, vitamin D, nghệ và chất curcumin có thể cho thấy đem lại một số lợi ích ở bệnh nhân mắc COVID-19. "Tôi thường nói với bệnh nhân của ḿnh sau khi bị nhiễm COVID nên dùng ba loại thực phẩm bổ sung trên, nhấn mạnh về các dạng vitamin C tự nhiên, chẳng hạn như trái cây thuộc họ cam quưt"
Nói chuyện với bác sĩ của bạn
Bạn cần thông báo cho bác sĩ về t́nh trạng sức khỏe và lối sống của ḿnh để bảo đảm họ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp.
Tiến sĩ Tadwalkar khuyên:"Nếu một cá nhân đă mắc bệnh tim mạch từ trước, điều quan trọng là phải tiếp tục tuân theo các khuyến cáo của bác sĩ về thuốc men và điều chỉnh lại lối sống phù hợp. Giao tiếp cởi mở chính là ch́a khóa. Việc báo cáo bất cứ triệu chứng mới hoặc dai dẳng nào sau khi bị nhiễm COVID-19 cũng có giá trị lớn, đặc biệt là những triệu chứng có thể gợi ư các sự lo ngại về tim mạch, chẳng hạn như bị khó chịu ở ngực, khó thở hoặc nhịp tim đập không đều. Phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp cải thiện đáng kể kết quả, tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù vẫn c̣n tồn tại một số rủi ro nhưng phần lớn các trường hợp bị nhiễm Covid-19 không dẫn đến các biến chứng về tim mạch lâu dài".
Nguồn: Clinica Terapeutica, "T́nh trạng hậu Covid và ảnh hưởng của chúng đối với hệ tim mạch"
|
|