Có 6 người con nhưng từ ngày nghỉ hưu đến nay vợ chồng ông Vũ Hữu Giao, 86 tuổi, quyết định ở riêng, tự chủ hoàn toàn về tài chính và sinh hoạt.
Ông Giao từng là giảng viên trường đại học Nông lâm Thái Nguyên c̣n bà trước là công nhân. Lương hưu của hai ông bà gần 15 triệu đồng mỗi tháng.
Giải thích về chuyện v́ sao mấy chục năm nay chỉ có vợ chồng chăm nhau mà không sống cùng con cháu, ông Giao nói ḿnh vẫn có sức khỏe tốt, trí năo minh mẫn và có thể tự phục vụ bản thân. "Không ǵ bằng độc lập tự do", ông nói, khi đang ngồi trong nhà ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Hàng ngày ông giáo về hưu làm thơ, đọc sách, tham gia CLB thơ, rồi hội khuyến học địa phương, ḍng họ hoặc phụ vợ việc vặt trong nhà để bà nấu ăn, chăm vườn rau.
Ông vẫn chạy xe máy gom quần áo từ thiện cho đồng bào Mông ở cách nhà hơn 30 km, lên tỉnh họp hay đến thăm bạn bè khác xă. Sống riêng, ông bà ăn theo nhu cầu, làm theo sở thích.
"Thời đại công nghệ thông tin phát triển, nếu có ốm đau chỉ cần gọi một cái là con cháu kéo đến ngay, không việc ǵ phải ở chung", ông Giao nói.
Vợ chồng ông Giao cùng xem tin tức trên điện thoại tại nhà ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, tháng 12/2023. Ảnh nhân vật cung cấp
Hơn 30 năm qua, vợ chồng bà Nguyễn Hồng Hạnh, 77 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội sống riêng trong một căn chung cư rộng hơn 70 m2. Hai con trai và một con gái của ông bà đều thành đạt và ở riêng nơi khác. Hàng ngày ông bà thuê người tới nấu ăn, dọn dẹp. Thời gian rảnh, ông đọc sách lịch sử, bà tham gia lớp học thêu hoặc học đàn.
"Ở riêng con cái vui mà ḿnh cũng vui. Việc ǵ phải ở chung để gây xung đột", bà Hạnh nói.
PGS.TS. Huỳnh Văn Chẩn, trưởng khoa Công tác xă hội (ĐH Khoa học xă hội và nhân văn TP HCM), phó chủ tịch hội Tâm lư học Việt Nam cho rằng người già chủ động không sống cùng con cháu như ông Giao hay bà Hồng Hạnh đang là xu hướng của xă hội Việt Nam hiện đại thay cho mô h́nh gia đ́nh ba, bốn thế hệ trước kia.
Theo thống kê của Viện Dân số sức khỏe và Gia đ́nh công bố năm 2020, 19% trong 6.000 người cao tuổi được khảo sát sống riêng hai vợ chồng, 8,6% người cao tuổi ở một ḿnh, trong đó hơn một nửa ở gần con cái như sống cùng phường, cùng xă để tiện đi lại, chăm sóc.
Trong một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Gia đ́nh và Giới, tỷ lệ người cao tuổi sống cùng bạn đời cũng tăng từ 9,48% vào năm 1992-1993 lên 50,4% vào năm 2017. Tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con từ gần 80% năm 1992 giảm xuống 28% vào năm 2017.
Ông Chuẩn cho rằng ngày nay, nhiều người già có sức khỏe tốt lại có tài chính, hiểu biết và tư tưởng cởi mở hơn, thích riêng tư, muốn tự do. Họ hiểu về những nguy cơ, hệ lụy do bất đồng quan điểm giữa các thế hệ khi ở chung và tôn trọng không gian riêng tư con cái.
Người già cũng không muốn thành gánh nặng của con mà để thế hệ sau tập trung cho công việc và gia đ́nh riêng.
Ở một số gia đ́nh, người trẻ lên thành phố sống và lập nghiệp, cha mẹ không muốn rời xa quê hương nên chọn sống riêng. "Ngày nay có nhiều dịch vụ chăm sóc cho người già nên họ có thể sống tách riêng mà không cần phụ thuộc vào sự chăm sóc của con cháu", ông Chẩn nói.
VietBF@sưu tập