Bà Trương Mỹ Lan sở hữu hàng ngh́n bất động sản, trong đó có rất nhiều dự án, cao ốc, khách sạn 5 sao... ở vị trí đắc địa bậc nhất; tất cả đang bị kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án ở SCB.
Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, khu lơi trung tâm đô thị với bán kính vàng, gần ṭa nhà UBND TP HCM và chợ Bến Thành), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều ṭa nhà. Trong đó, nổi bật là cao ốc Times Square của Công ty Times Square, do tỷ phú Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) làm Chủ tịch HĐQT.
Toà nhà cao 39 tầng là khu liên hợp văn pḥng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại. Năm 2012 và 2017, ông Cơ 2 lần kư biên bản HĐQT, đồng ư thế chấp cao ốc này để bảo lănh cho 73 khoản vay của bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại cho SCB 9.116 tỷ đồng.
Cách đó khoảng 50 m là ṭa nhà VTP Office Service Center, do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 1993, gồm 15 tầng để làm văn pḥng cho thuê.
Đối diện bên kia đường là toà nhà số 19-25 Nguyễn Huệ, cho SCB thuê làm trụ sở chính trong nhiều năm qua.
Tại toà, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đề nghị HĐXX cho giải tỏa kê biên ṭa nhà này v́ đây là tài sản "mẹ bị cáo mua cho con gái bị cáo". Hơn một năm nay SCB không trả tiền thuê nhà, cũng không trả lại nhà nên con gái bà đang "bế tắc".
Cách đó không xa, ở góc mặt tiền đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn là toà nhà Union Square. Vị trí này được giới kinh doanh bất động sản gọi là "đất kim cương".
Đây là khu phức hợp trung tâm mua sắm - khách sạn được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây năm 2014, diện tích gần 9.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.
Nằm bên bờ sông Sài G̣n, dự án Saigon One Tower sau nhiều lần đổi chủ hiện thuộc sở hữu của Công ty Viva Land - thành viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,
Công tŕnh khởi công năm 2009, nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Vơ Văn Kiệt (quận 1). Dự án có tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng, cao thứ 3 TP HCM với trên 185 m gồm 42 tầng cao và 5 tầng hầm, được quy hoạch là ṭa nhà thương mại cao tầng có cả văn pḥng, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại.
Sau khi xây dựng được khoảng 80% phần thô, dự án ngưng thi công năm 2011, từ đó bắt đầu thập niên bị bỏ hoang, bị thu giữ để xử lư nợ... Hiện, toà nhà được ốp tạm kính, lắp đèn để che phần thô, đảm bảo mỹ quan cho khu trung tâm thành phố.
Toà nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 2.000 m2, cao 5 tầng, làm văn pḥng cho thuê. Trước đây, cao ốc này là trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, hiện đóng cửa.
Toà nhà Sherwood Residence ở số127 Pasteur, quận 3, do Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, từng là nơi ở của bà Trương Mỹ Lan. Cao ốc này có 21 tầng với 3 tầng hầm, tổng diện tích hơn 40.000 m2. Công tŕnh là khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp ở vị trí trung tâm thành phố.
Tại ṭa, bà Trương Mỹ Lan thừa nhận, tài xế riêng đă chở 108.000 tỷ đồng và 14,7 triệu USD tiền mặt rút từ SCB về Hầm B1 của ṭa nhà này để bà trả nợ tiền mua các bất động sản; mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.
Trên đường Đồng Khởi, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu nhiều bất động sản như căn nhà số 143 và 151...
Tuyến đường này sát với phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND, Nhà hát Thành phố... Năm 2023, con đường nằm trong nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.
Nằm ở ba góc đường Vơ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu (quận 3) là biệt thự cổ rộng gần 3.000 m2, được bà Trương Mỹ Lan mua lại với giá 700 tỷ đồng. Xung quanh căn biệt thự được rào kín để trùng tu, song việc thi công đă bị dừng từ khi bà Lan bị bắt.
Hôm 15/3, tŕnh bày với ṭa, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng ư bán nhiều bất động sản của gia đ́nh để khắc phục hậu quả, song đề nghị ṭa không kê biên biệt thự cổ để con gái bà và gia đ́nh trùng tu, bảo tồn di tích.
Vạn Thịnh Phát cũng sở hữu khách sạn Windsor Plaza (Windsor Plaza Hotel) trên đường An Dương Vương, quận 5. Toà nhà cao 25 tầng, là khách sạn tư nhân đầu tiên được xếp hạng 5 sao ở Việt Nam và được chọn làm nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006...
Công tŕnh này nối liền với trung tâm mua sắm An Đông Plaza, cũng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm 4 tầng với hơn 1.400 cửa hàng bán lẻ.
Cách đó khoảng 2 km, toà nhà Thuận Kiều Plaza cũng được Vạn Thịnh Phát mua năm 2015 sau nhiều năm hoang phế. Công tŕnh được chủ đầu tư mới cải tạo, sửa chữa lại.
Siêu dự án Mũi Đèn Đỏ rộng 118 ha có vị trí đắc địa tại ngă ba sông Sài G̣n và sông Nhà Bè, với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD (tại thời điểm năm 2007). Dự án là khu phức hợp gồm công viên đa chức năng, văn pḥng, biệt thự, căn hộ, khách sạn, bến cảng du thuyền lớn nhất Việt Nam và mang tầm quốc tế.
Dự án được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kư hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng phát triển. Tuy nhiên, do vướng mắc về pháp lư, đến nay dự án chưa được triển khai; được dùng làm tài sản đảm bảo cho 100 khách hàng thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan vay tiền SCB, hiện dư nợ 133.710 tỷ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) đă sử dụng SCB như công cụ tài chính, đă giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan c̣n gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Các cơ quan tố tụng đă kê biện tổng cộng 1.237 bất động sản liên quan bà Lan, bao gồm hàng loạt ṭa nhà ở quận 1, 3, 5...; kê biên 857 triệu cổ phần SCB, hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan; một du thuyền, 2 tàu, 19 ôtô...